Đây là dự án tăng khả năng cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm,ânhàngThếgiớithịsátDựánsạkết quả bíng đá hỗ trợ cung cấp thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn được Ngân hàng Thế giới tài trợ phối hợp với Bộ NN&PTNN từ năm 2010.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Ánh thông báo tình hình phát triển KT - XH của tỉnh; tiềm năng lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp; những khó khăn về hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ, đặc biệt, khó khăn về các tuyến quốc lộ nối Cao Bằng với các tỉnh và đường liên kết các huyện trong tỉnh với các xã vùng sâu, vùng xa hạn chế thúc đẩy phát triển giao thương của tỉnh.
Các dự án đã vay vốn Ngân hàng Thế giới của địa phương này có thể kể đến: Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm - Lifsap”; "Chương trình đô thị miền núi phía bắc - thành phố Cao Bằng" giai đoạn I (2015 - 2016), vốn vay 234,4 tỷ đồng (92%) tương đương 11 triệu USD, hai dự án trên đã và đang được triển khai đúng tiến độ, hiệu quả; thực hiện Quỹ PPTAF (Quỹ chuẩn bị dự án) thành phố Cao Bằng đã hoàn thành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục.
Trong đón, cũng có một số dự án chuẩn bị triển khai như: “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn trên kết quả” (triển khai tại 24 tỉnh, trong đó có Cao Bằng); “Chương trình đô thị miền núi phía bắc - thành phố Cao Bằng” giai đoạn II (2017 - 2020) với tổng mức đầu tư 20,131 triệu USD, tương đương 427,7 tỷ đồng, trong đó vay vốn WB trên 80% (384,7 tỷ đồng); các tuyến đường và kế hoạch chỉ tiêu trung hạn (MTEF) - Dự án quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP), tỉnh Cao Bằng đang triển khai hợp phần 1 (khôi phục, cải tạo đường địa phương vốn WB phân bổ 10,2 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng).
UBND tỉnh đề xuất: Đối với Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía bắc - thành phố Cao Bằng” giai đoạn II (2017 - 2020) tiếp tục giải ngân dự án hoàn thành tiến độ thi công; hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ để thành phố Cao Bằng được tiếp tục tham gia chương trình “Chuỗi đô thị động lực” do WB tài trợ năm 2016; Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, đề nghị WB chỉ đạo, khẩn trương thực hiện các thủ tục để dự án triển khai xây dựng năm 2017, vay vốn Ngân hàng Thế giới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (lần 3). Tỉnh mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên bổ sung vốn ODA cho tỉnh đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông, điện, thủy lợi, y tế, giáo dục, nông, lâm nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực…, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của tỉnh trong triển khai các dự án vay vốn đúng tiến độ, hiệu quả. Thời gian tới, trọng tâm Ngân hàng Thế giới cho vay để thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Đề nghị, Cao Bằng khẩn trương khảo sát kỹ tình hình KT - XH của tỉnh, tiềm năng thế mạnh, lĩnh vực cần giải quyết xây dựng phương án khả thi, sát với mục tiêu của WB để tiếp tục vay vốn WB trong giai đoạn 2016 - 2020. Yêu cầu dự án vay vốn cần có sự đổi mới tư duy, phương án, cách làm mới để sử dụng vốn vay đầu tư đạt hiệu quả. Mong muốn, Cao Bằng sớm hoàn thiện các thủ tục dự án để được vay vốn thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Cùng ngày, bà Victoria Kwakwa và đoàn công tác thăm chợ Xanh (Thành phố) - điểm triển khai thực hiện Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm”- LIFSAP vay vốn Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2010 - 2015. Đây là dự án tăng khả năng cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm, hỗ trợ cung cấp thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn được Ngân hàng thế giới tài trợ phối hợp với Bộ NN&PTNN từ năm 2010.
Bà Victoria Kwakwa và Bộ NN&PTNN đã kiểm tra đột xuất chợ Xanh- TP. Cao Bằng - nơi được dự án LifSap đầu tư. Từ chỗ không có đủ điện nước, khu buôn bán nhếch nhác, chợ Xanh và hàng chục chợ dân sinh tại Cao Bằng đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo vệ sinh. Đoàn cũng đã có cuộc làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng để lắng nghe những sự thay đổi mà dự án Lifsap đem lại cùng với đó là những khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Từ thành công bước đầu của Lifsap, trong quý 3 và 4 tới đây, Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức của người chăn nuôi và buôn bán về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dự án Lifsap sẽ được mở rộng ra 12 tỉnh thành trên cả nước với số vốn hơn 79 triệu USD, nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi.
Dự án Lifsap do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng số vốn 79,03 triệu USD. Giai đoạn I của Dự án được thực hiện trên 12 tỉnh, thành phố gồm: Cao Bằng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và TP. Hồ Chí Minh. Giai đoạn I, Dự án được triển khai trong 6 năm, từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2015. Mục tiêu chính của Dự án nhằm hướng đến tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất của người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi; hỗ trợ đào tạo hộ chăn nuôi theo quy trình hộ chăn nuôi an toàn… từ đó từng bước đảm bảo bữa ăn sạch đến các gia đình.
>>Bắt quả tang dấm ăn nhãn hiệu 'Quê Hương' sản xuất từ axit và nước lã
Nhà tài trợ không chỉ muốn Việt Nam 'tiêu tiền' của họ