Ngày 24/5,ắtHộiđồngDoanhnghiệpViệkết quả trận ghana tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Belarus, Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam ký kết thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus.
Phát biểu tại buổi Lễ ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, mục tiêu của Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – Belarus là góp phần tăng cường mở rộng hơn quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Belarus trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, khoa học, kĩ thuật, du lịch. Hội đồng sẽ là một kênh đối thoại hữu hiệu giữa doanh nghiệp với cơ quan Chính phủ hai phía. Đồng thời, thông qua Hội đồng những vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại, đầu tư cùng được đưa ra bàn thảo và tìm cách giải quyết tốt nhất cho doanh nghiệp
Theo ông Phòng, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Belarus phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của 2 nước. Trong nhiều năm qua, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Belarus-Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, chỉ khoảng 0,1%.
Với những yếu tố thuận lợi như: cả hai nước đều có tốc độ phát triển kinh tế cao và có nhu cầu mở rộng, trao đổi hàng hóa nhất là những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, quan hệ Việt Nam-Belarus hoàn toàn có thể phát triển mạnh hơn nữa, đặc biệt trong các lĩnh vực: cơ khí chế tạo, giáo dục, xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở, hiện đại hóa nông nghiệp…
Để nắm bắt và tận dụng triệt để những yếu tố thuận lợi này, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng phát triển lợi thế của mình, xây dựng các hệ thống kinh doanh mang tính chiến lược để phù hợp với xu thế phát triển của các nước, đặc biệt là với Belarus.
Về phía Belarus, ông Vladimir Goshin, Đại sứ Belarus tại Việt Nam cho biết, quan hệ hữu nghị giữa hai nước phải được củng cố bằng quan hệ hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, việc thành lập Hội đồng doanh nghiệp hỗn hợp này nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đây sẽ là kênh đối thoại hữu hiệu giữa doanh nghiệp với chính phủ, cơ quan quản lý giữa hai bên.
“Quan điểm của chúng tôi là hai nước phải chuyển từ quan hệ thương mại thuần túy đến mức hợp tác cao hơn, đó là thành lập các khu công nghiệp, các liên doanh sản xuất hàng hóa của hai nước và xuất khẩu. Để thực hiện điều đó, hiện nay, Việt Nam và Belarus đã thành lập một liên doanh đang hoạt động tại Hưng Yên nhằm lắp ráp ô tô tải, phục vụ cho nhu cầu của Việt Nam và xuất khẩu sang các nước lân cận. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, các sản phẩm liên doanh Việt Nam-Belarus không chỉ phục vụ cho thị trường Việt Nam mà còn xuất sang các nước trong khối Asean”, ông Vladimir Goshin chia sẻ.