【bóng đá tỷ số】Sự thay đổi của thị trường trái phiếu đầu năm 2021

12

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Một loạt các văn bản pháp lý được ban hành cuối năm 2020 tiếp tục giúp tạo nền tảng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh. Theựthayđổicủathịtrườngtráiphiếuđầunăbóng đá tỷ sốo đó, các chủ thể tham gia - bao gồm cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư - đều được đặt ra các yêu cầu về vai trò và trách nhiệm của mình.

Diện mạo mới

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2021, thị trường trái phiếu duy trì đà tăng trưởng và có một số kết quả tích cực.

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là 168.702 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020. Khối lượng phát hành ra công chúng là 15.375 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Theo đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính - Bộ Tài chính, diễn biến nửa đầu năm 2021 cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng và đây là tín hiệu tốt trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Diễn biến thị trường cho thấy vai trò nổi bật của các ngân hàng và các công ty chứng khoán, khi các tổ chức tín dụng chiếm vị trí quán quân với tư cách là tổ chức phát hành, còn công ty chứng khoán dẫn đầu nhóm nhà đầu tư.

Cụ thể, tỷ trọng trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành chiếm 40,2% tổng khối lượng phát hành. Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản ít huy động vốn qua trái phiếu hơn, với tổng khối lượng huy động trái phiếu của nhóm này giảm 55,5% so với cùng kỳ năm 2020 (chiếm 13,2% tổng khối lượng phát hành). Lãi suất phát hành bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 7,9%/năm, giảm 1,6%/năm so với mức 9,5% cùng kỳ năm 2020.

Ở góc độ nhà đầu tư, công ty chứng khoán là nhà đầu tư chính trên thị trường sơ cấp, chiếm 44,4% tổng khối lượng phát hành. Tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên thị trường sơ cấp chiếm 5,7% khối lượng phát hành, giảm mạnh so với tỷ trọng 12,68% nhà đầu tư cá nhân năm 2020.

Đề cao trách nhiệm nhà đầu tư

Diễn biến thị trường trái phiếu đầu năm 2021 cho thấy những văn bản pháp lý được ban hành cuối năm 2020 đã phát huy những kết quả tích cực.

Cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý quan trọng để hoàn thiện hơn khung pháp lý cho thị trường trái phiếu. Đó là Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán và giao dịch trái phiếu riêng lẻ, chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Một văn bản nữa là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (gồm nội dung quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng).

Nghị định 153 đã đưa ra những nguyên tắc khá đầy đủ đối với tổ chức phát hành, theo đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

Mục đích phát hành trái phiếu cũng đã được quy định đa dạng, bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Về phía nhà đầu tư, ông Nguyễn Hoàng Dương cũng cảnh báo nhà đầu tư cần phải hết sức cẩn trọng khi đầu tư trái phiếu, bởi pháp luật quy định nhà đầu tư tự đánh giá rủi ro và tự chịu trách nhiệm về việc mua trái phiếu doanh nghiệp.

Khoản 2, điều 8, Nghị định 153 cũng đã có nội dung quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu. Trong đó, nhà đầu tư phải tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu. Ngoài ra, Nghị định 153 quy định rất rõ: Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

Quy định cụ thể về đại diện người sở hữu trái phiếu


Nghị định 155 cũng có quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu. Đại diện người sở hữu trái phiếu không phải tổ chức bảo lãnh thanh toán của tổ chức phát hành, bên sở hữu tài sản bảo đảm của trái phiếu hoặc cổ đông lớn hoặc người có liên quan của tổ chức phát hành. Đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Trường hợp thay đổi các điều khoản khác tại Hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của tổ chức phát hành thông qua.

Chí Tín