【bóng đá live tv】Doanh nghiệp tập trung sản xuất, nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu phát triển

Năm 2024 là năm tăng tốc,ệptậptrungsảnxuấtnỗlựchoànthànhchỉtiêupháttriểbóng đá live tv bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Do vậy, ngay từ đầu năm 2024, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã tập trung sản xuất, nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH CICOR Việt Nam (KCN VSIP I)

 Xây dựng kế hoạch ngắn hạn

Theo thống kê của Sở Công thương, năm 2023, các mặt hàng xuất khẩu chính của Bình Dương như giày dép, máy móc, thiết bị phụ tùng, hàng dệt may, gỗ... đều giảm từ 7 - 30%. Một số DN gặp khó khăn, người lao động phải tạm nghỉ hoặc giảm giờ làm, thậm chí có những DN trong ngành gỗ phải dừng hoạt động. Điều đó đặt ra những thử thách cho DN trở lại sản xuất, tăng tốc phát triển.

Theo ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, các DN ngành gỗ trên địa bàn tỉnh tuy có sự tăng trưởng nhẹ vào những tháng cuối năm 2023, nhưng vẫn chưa thể phục hồi sản xuất bằng với những năm trước. Chính điều đó đã đặt ra áp lực các DN phải nỗ lực nhiều hơn trong tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường, chủ động xây dựng kịch bản với những biến động thị trường, lao động, tỷ giá, lãi suất... để kịp thời ứng phó. Đồng thời, trên cơ sở kế hoạch sản xuất đề ra năm 2024, nhiều DN đã thực hiện cơ cấu lại sản xuất theo nhu cầu của thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng chu kỳ ngắn để có biện pháp thích ứng linh hoạt.

Ông Nguyễn Thành Danh, Giám đốc Công ty TNHH MTV SX-TM-DV Danh Tùng (TP.Thuận An), cho biết ngoài việc giữ vững những đối tác cũ, công ty tập trung xúc tiến thị trường Hoa Kỳ, đón đầu cơ hội phát triển đơn hàng mới. “Lần trở lại này có khó khăn hơn khi đơn hàng nhỏ hơn, thời gian giao hàng nhanh hơn và các yếu tố chất lượng đặt ra cao hơn. Năm 2023, công ty giảm 30% đơn hàng so với những năm trước. Tuy nhiên, công ty vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, bảo đảm việc làm cho người lao động và duy trì hoạt động. Đầu năm 2024, đơn hàng có tăng nhẹ nhưng vẫn chưa thể trở lại như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19”, ông Nguyễn Thành Danh cho biết thêm.

Ở khối DN FDI, đơn hàng có thuận lợi hơn do nền tảng khá vững chắc. Tuy vậy, các DN cũng nỗ lực tối đa để đưa sản xuất trở lại mạnh mẽ hơn. CICOR là một trong những công ty dịch vụ sản xuất điện tử lớn tại châu Âu và chuyên sâu vào các thị trường công nghệ cao như thiết bị y tế. Công ty đầu tư nhà máy thứ 4 trong năm 2023 không chỉ tăng gấp đôi khả năng sản xuất của tập đoàn tại Việt Nam, mà còn phát triển thêm kỹ thuật. Đến nay, nhà máy CICOR Việt Nam đạt mức độ sản xuất tầm thế giới, ngang tầm các nhà máy sản xuất tại Thụy Sĩ, Đức và Hoa Kỳ.

“CICOR Việt Nam cung cấp sản phẩm cho nhiều công ty danh giá tại châu Âu và Hoa Kỳ. Dấu hiệu đáng mừng cho năm mới là chúng tôi đã đàm phán để có đơn hàng, sản xuất sản phẩm mới với đối tác là các tập đoàn lớn trên thế giới. Những đơn hàng này sẽ góp phần ổn định sản xuất. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng trên 50% so với năm 2023”, ông Nguyễn Trọng Luật, Giám đốc Công ty TNHH CICOR Việt Nam (KCN VSIP I), cho biết.

Tăng cường hỗ trợ

Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2024, nền kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với những thách thức và khó khăn mới do còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Xung đột quân sự ở các khu vực sẽ tiếp tục tác động xấu đến thị trường tài chính toàn cầu, đẩy giá nguyên liệu đầu vào, giá logistics toàn cầu tăng cao, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết ngành hải quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan, tập trung vào các DN, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm, có độ rủi ro cao, nhất là những mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, như: Ô tô, mỹ phẩm, hàng tạm nhập tái xuất… Bên cạnh đó, ngành hải quan tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, kiểm tra sau thông quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cộng đồng DN trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cục Hải quan tiếp tục nâng cao năng lực, đấu tranh có hiệu quả trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn quản lý nhằm góp phần tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, cho biết năm 2024 các DN cần nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, tận dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, chủ động liên kết tạo ra chuỗi cung ứng lưu thông hàng hóa. Cùng với đó là nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư thích đáng cho phát triển bền vững, trong đó chú trọng công nghệ và quản trị tiên tiến. Sự nỗ lực của DN và các chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành sẽ tạo động lực cho các DN hoàn thành mục tiêu sản xuất năm 2024, đóng góp vào phát triển sản xuất công nghiệp chung của tỉnh.

 Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương: “Thời gian tới, Sở Công thương sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan, DN để nắm bắt và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh; tăng cường hoạt động đối thoại, trao đổi thông tin, hướng dẫn các DN tiếp cận chính sách pháp luật mới cũng như thực hiện các quy định về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường... tạo tiền đề cho DN phát triển ổn định, bền vững”.