【tỷ lệ bóng đá châu âu hôm nay】Đã tìm thấy máy bay MH370 Malaysia mất tích chưa?
Cuộc tìm kiếm MH370 đánh dấu nỗ lực hợp tác quốc tế ở quy mô lớn hiếm thấy. Tổng cộng 26 quốc gia đã triển khai hàng trăm tàu và máy bay,ĐãtìmthấymáybayMHMalaysiamấttíchchưtỷ lệ bóng đá châu âu hôm nay mở cửa không phận và vùng biển chủ quyền, chia sẻ công nghệ và dữ liệu vệ tinh lâu nay được giấu kín. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định chiến dịch tìm kiếm cũng cho thấy giới hạn của lòng tin giữa các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Malaysia và Thái Lan.
Chưa tìm thấy máy bay MH370 mất tích. Máy bay tuần tra AP-3C Orion của không quân Úc tìm kiếm máy bay mất tích trên Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters
Vấn đề là các thiết bị tìm kiếm như rađa quân sự và vệ tinh hiện đại, máy bay và tàu tuần tra, ngân hàng thông tin tình báo... cũng là công cụ tình báo và quân sự của các nước. “Ở Đông Nam Á và khu vực, chưa từng có diễn đàn quốc phòng nào để khuyến khích việc chia sẻ thông tin ở quy mô này. Đó là bằng chứng cho thấy các nước thiếu sự tin cậy lẫn nhau” - báo New York Times dẫn lời chuyên gia Jon Grevatt của Hãng tư vấn quốc phòng IHS Jane’s.
Lo ngại lộ mật
"Trung Quốc không hề muốn chia sẻ dữ liệu rađa. Họ chỉ nói rằng chúng tôi không quan sát thấy gì cả. Chấm hết." New York Times dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên |
Có nhiều bằng chứng cho thấy các nước đề phòng lẫn nhau. Ví dụ, Ấn Độ không muốn cung cấp dữ liệu rađa ở vịnh Bengal, tuyến đường MH370 có thể đã bay qua. Thật ra New Delhi không muốn để lộ khu vực này là một điểm yếu trong hệ thống rađa của mình. Một quan chức quân sự Ấn Độ thừa nhận nước này không tập trung rađa vào vịnh Bengal bởi đó không phải là khu vực có nhiều căng thẳng, không giống như biên giới phía bắc với Pakistan.
Nguồn tin từ báo chí Ấn Độ cũng cho biết New Delhi đã từ chối không cho Trung Quốc đưa bốn tàu chiến vào vùng biển gần chuỗi đảo Andaman để tìm máy bay. Theo Press Trust of India, các quan chức quốc phòng Ấn Độ phản đối vì “các thiết bị và cơ sở quân sự của Ấn Độ triển khai ở khu vực này đều để đối phó với Trung Quốc, dễ bị các tàu chiến Trung Quốc phát hiện nếu chúng được phép đi vào”.
Trên báo Wall Street Journal, một quan chức quốc phòng Ấn Độ giấu tên nói thẳng: “Người Trung Quốc viện cớ tình cảm để đòi đi vào khu vực này”. Chuyên gia Brahma Chellaney, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi, cũng cho rằng Trung Quốc đang viện cớ tìm máy bay để giành lợi thế quân sự. “Đó là ví dụ mới nhất cho thấy sự quả quyết quân sự của Bắc Kinh” - chuyên gia Chellaney nhấn mạnh. Trên tờ Businees Spectator, nhà bình luận Úc John Lee cũng cho rằng sẽ là quá “ngây thơ” nếu tin rằng Trung Quốc chỉ muốn tìm máy bay mà không có ý đồ khác.
Trong những ngày qua, quan hệ Trung Quốc và Malaysia cũng trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh chỉ trích dữ dội Kuala Lumpur không chịu chia sẻ thông tin về chuyến bay. Tuy nhiên trên thực tế Trung Quốc cũng không hề muốn chia sẻ dữ liệu rađa quân sự với các nước khác, cho dù các nhà điều tra Malaysia và quốc tế muốn có các dữ liệu này để xác định xem liệu máy bay có bay về hướng bắc hay không.
Nước nào cũng đề phòng
Một số quan chức Trung Quốc, trong đó có đại tá không quân Đới Húc (Dai Xu), thừa nhận đã có căng thẳng trong quá trình tìm kiếm, nhưng khẳng định Trung Quốc “đã chân thành hết mức” và đổ lỗi cho các nước khác.
Một số quan chức quân sự Mỹ cáo buộc việc các hình ảnh chụp từ vệ tinh Trung Quốc cho thấy một số mảnh vỡ trên biển Đông đã bị Bắc Kinh cố tình làm mờ để che giấu năng lực thật sự của vệ tinh. Khi bị giới truyền thông Trung Quốc chỉ trích về sự chệch hướng tìm kiếm, Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đã phản ứng lại: “Tôi nhắc nhở các bạn rằng chúng tôi đã nhận thông tin vệ tinh từ Trung Quốc cho thấy mảnh vỡ trên biển Đông. Điều đó khiến chúng tôi bị sao nhãng”.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thừa nhận không chỉ có Trung Quốc, chính Washington cũng e ngại chia sẻ dữ liệu vệ tinh quân sự. Dù vậy, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby nhấn mạnh Washington đã cung cấp hình ảnh vệ tinh “ở một mức độ nhất định” cho Malaysia.
Và một trong những câu hỏi lớn nhất về cuộc tìm kiếm là tại sao Malaysia lại chờ một tuần sau khi máy bay mất tích mới thông báo rađa quân sự phát hiện máy bay bay về hướng tây. Một cố vấn quân sự Mỹ đánh giá chính quyền Malaysia muốn giấu năng lực rađa quân sự của nước này ở khu vực bờ biển phía tây. Một số nhà phân tích khác cho rằng Kuala Lumpur trên thực tế không muốn thừa nhận việc các sĩ quan quân sự đã tỏ ra yếu kém khi không để ý thấy tín hiệu máy bay trên màn hình rađa quân sự.
Vệ tinh Thái Lan thấy 300 mảnh vỡ Cơ quan Phát triển kỹ thuật không gian Geo-Informatic (Thái Lan) hôm qua cho biết vệ tinh của họ đã phát hiện khoảng 300 vật thể trôi trên biển, cách thành phố Perth (Úc) khoảng 2.700km về phía tây nam. AFP dẫn lời giám đốc điều hành của cơ quan này, ông Anond Snidvongs, cho biết các vật thể có kích cỡ 2-15m. “Tuy nhiên chúng tôi không dám xác nhận chúng là những mảnh vỡ từ máy bay mất tích của Malaysia. Chúng tôi đã chuyển những thông tin này cho Malaysia” - ông Snidvongs cho biết. Theo ông, những hình ảnh này được vệ tinh của Thái Lan chụp được từ ngày 25-3 nhưng phải mất vài ngày để xử lý hình ảnh. Những vật thể này nằm cách khu vực những vật thể mà vệ tinh Pháp phát hiện trước đó khoảng 200km. Trong ngày hôm qua, sấm chớp kèm gió lớn cùng những cột sóng khổng lồ đã làm gián đoạn công tác tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200 ở nam Ấn Độ Dương. Cơ quan An toàn hàng hải của Úc (AMSA) dù vậy vẫn quyết định để lại đội tàu cố gắng tìm kiếm ngay khi thời tiết dịu hơn. Cùng ngày, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết sắp hoàn tất bảng phân tích dữ liệu từ mô hình chuyến bay thu được từ nhà cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah. Kết quả phân tích sẽ được công bố trong 2-3 ngày tới. Giới chức Malaysia đã nhờ FBI khôi phục những dữ liệu đã bị xóa khỏi ổ cứng máy tính của ông Zaharie.
|
TheoTuổi Trẻ