Sáng 20-2,ạcphinhọpthứcủaỦybanThườngvụQuốchộsoi kèo queretaro Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bắt đầu phiên họp thứ 25. Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cơ quan thường trực của Quốc hội đã nghe ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội báo cáo về 6 vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII. Ảnh: TTXVN |
Cũng liên quan đến sự phù hợp với Hiến pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhận xét: “Hiến pháp đã bổ sung một quyền rất mới là công dân được sống trong môi trường trong lành, nhưng phần về quyền, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường của dự thảo Luật chưa đáp ứng được yêu cầu”. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý cơ quan soạn thảo, thẩm tra về khoảng 20 nội dung chưa có dự thảo quy định chi tiết kèm theo. Bên cạnh đó, vẫn theo ông Lý, một số nội dung mà dự thảo luật dự kiến giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định là không phù hợp cả về thẩm quyền lẫn nội dung.
Đáng lưu ý, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ cho rằng, dự thảo Luật này có khá nhiều nội dung không thống nhất, “chồng lấn” sang các lĩnh vực ngân sách, tài chính. Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách thẳng thắn: “Tôi không đồng tình việc luật nào cũng nói đến ngân sách, quỹ, tài chính… Dự thảo luật này cũng thế, viết vừa lỏng lẻo, vừa “lấn sân” Luật Ngân sách”.
Liên quan đến chính sách nhập khẩu phế liệu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị dự thảo quy định rõ các hàng rào kỹ thuật để một mặt bảo vệ được môi trường, mặt khác vẫn tuân thủ các cam kết quốc tế (không cấm nhập) và duy trì lợi ích kinh tế chính đáng cho các doanh nghiệp. Đây cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, một số thành viên khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bày tỏ quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ môi trường rừng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước “trách nhẹ” Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang: “Đây là luật gốc về bảo vệ môi trường, cần phải nêu nguyên tắc về bảo vệ rừng vào đây; để có cơ sở giải quyết rất nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như việc điều chỉnh địa giới hành chính. Tỉnh Kon Tum có xã rộng gấp đôi diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh, chia tách ra cũng đúng, nhưng nếu không khéo sẽ mất rừng nguyên sinh, mất cả không gian tự nhiên đã hình thành nên nền văn hóa của đồng bào các dân tộc”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại lưu ý đến các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường. “Trong khi vòng đời của các dự án lớn thường dài hơn nhiều và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị cũng có kỳ hạn 20 năm, tầm nhìn tới 30 năm mà quy hoạch bảo vệ môi trường - theo dự thảo Luật - lại chỉ có kỳ hạn 10 năm thì việc đánh giá tác động môi trường tính như thế nào?”, ông Uông Chu Lưu nêu vấn đề.
Nội dung phân cấp quản lý, thẩm quyền và trách nhiệm giữa trung ương với địa phương cũng được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến…
Theo chương trình xây dựng pháp luật, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.
Nguồn: (SGGPO)