【kết quả bóng đá cup c2】Thu hút vốn đầu tư FDI: Khởi sắc ngay từ tháng đầu năm
Thu hút nhà đầu tư lớn đến đầu tư sản xuất xe điện tại Việt Nam | |
Thu hút dòng vốn đầu tư từ Australia | |
FDI Trung Quốc áp đảo trong ngành gỗ,útvốnđầutưFDIKhởisắcngaytừthángđầunăkết quả bóng đá cup c2 vốn đầu tư thấp | |
Bất động sản đứng thứ 3 về thu hút vốn FDI |
Nhiều tín hiệu tích cực
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính tới 20/1/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã giải ngân được trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN giảm nhẹ trong tháng 1/2022 song tính chung trong tháng 1/2022, khu vực ĐTNN đã xuất siêu trên 1,6 tỷ USD (kể cả dầu thô). Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu trên 2,5 tỷ USD.
Về tình hình đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới giảm, còn lại cả vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, đã có 103 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 388 triệu USD; 71 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 54,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,27 tỷ USD (tăng gấp 2,69 lần so với cùng kỳ).
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,1%, 22,3% và 15,5% tổng số dự án.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 30 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 1/2021. Đáng chú ý, TP Hà Nội đã dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 448 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 29,9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nghệ An mặc dù không thu hút được dự án mới, song với 2 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, Nghệ An xếp thứ hai với 400 triệu USD, chiếm trên 19% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, Long An, Phú Thọ…
Việt Nam dự kiến sẽ thu hút được các dự án điện, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo của Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ sở sản xuất để xuất khẩu tại thị trường mới. Ảnh: Nhật Nam |
Bứt phá trong năm 2022
Đánh giá về tình hình ĐTNN trong tháng đầu tiên của năm 2022, Cục ĐTNN nhận định, nối tiếp đà phục hồi từ cuối năm 2021 sau tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN trong tháng 1/2022 tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, phần điều chỉnh vốn và góp vốn mua cổ phần đều tăng so với cùng kỳ cả về số lượt dự án điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần cũng như tổng vốn đầu tư tăng thêm và giá trị vốn góp. Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm so với cùng kỳ do không có nhiều dự án quy mô lớn song số lượng dự án đầu tư mới lại tăng mạnh (gấp gần 2,2 lần cùng kỳ), cho thấy niềm tin của nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.
Theo Cục trưởng Cục ĐTNN Đỗ Nhất Hoàng, năm 2022 Việt Nam có rất nhiều triển vọng thu hút FDI mặc dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Hiện Việt Nam đang đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia, doanh nghiệp trong nước có cơ hội được tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dự kiến ĐTNN vẫn tăng trưởng và sẽ bứt phá trong năm 2022 khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới. Việt Nam dự kiến sẽ thu hút được các dự án điện, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo của Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ sở sản xuất để xuất khẩu tại thị trường mới.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho rằng, không phải bây giờ, mà ngay từ thời điểm cuối năm 2021, nhiều kỳ vọng đã được đặt ra với thu hút vốn ĐTNN trong năm 2022. Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội và các FTA thế hệ mới sẽ mang lại những tín hiệu tăng trưởng khả quan cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới cũng như thu hút FDI.
“Đáng chú ý có thể thấy rõ, ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2022, hàng loạt các dự án FDI ‘khủng’ như: dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Trung Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD tại Nghệ An hay dự án thương mại và dịch vụ GE Việt Nam (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 216,9 triệu USD tại Bắc Ninh đã được kí kết... là những tín hiệu tích cực báo hiệu 1 năm mới với nhiều kết quả khả quan trong thu hút ĐTNN vào Việt Nam”, ông Phạm tất Thắng phân tích.
Tính lũy kế đến ngày 20/1/2022, cả nước có 34.642 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 415,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt trên 253,2 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 246 tỷ USD, chiếm 59,2% tổng vốn đầu tư. |