【ltd cúp liên đoàn anh】Tổng cục Hải quan trả lời vướng mắc cho doanh nghiệp XNK sau buổi giao lưu trực tuyến

tong cuc hai quan tra loi vuong mac cho doanh nghiep xnk sau buoi giao luu truc tuyen

Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc trả lời bạn đọc trong buổi giao lưu trực tuyến trên Báo Hải quan điện tử ngày 23-4.

*Về lĩnh vực thủ tục hải quan,ổngcụcHảiquantrảlờivướngmắcchodoanhnghiệpXNKsaubuổigiaolưutrựctuyếltd cúp liên đoàn anh kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK:

Hỏi:Kính gửi Báo Hải quan và Tổng cục Hải quan. Căn cứ theo điều 9 Thông tư 196/2012 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng xuất phân luồng xanh thì TK không cần đóng dấu mở TK mà vẫn thanh lý ở Cảng. Vì vậy doanh nghiệp chúng tôi cũng có nhiều khó khăn như sau: Nhân viên chúng tôi đã đem tờ khai (đã khai) xuống cửa khẩu để thanh lý thì HQ thanh lý mở hệ thống và kiểm tra không có dữ liệu trên Hải quan nên không cho doanh nghiệp chúng tôi thanh lý. Vậy Nhà nước đưa ra Thông tư 196/2012 để làm gì? Và thậm chí các chi cục Hải quan không hề biết thông tư này (ví dụ cửa khẩu Bình Dương). Vì doanh nghiệp chúng tôi xuất SXXK trong khu công nghiệp 1 ngày có tới 100-200 tờ khai. Hơn nữa nếu sau này sử dụng phần mềm khai hải quan VIA mà có vấn đề như vậy thì doanh nghiệp chúng tôi phải làm sao đây? Rất mong Tổng cục Hải quan có ý kiến. Trân trọng cảm ơn. ([email protected])

Trả lời: Đối với nội dung vướng mắc liên quan đến Điều 9 Thông tư số 196/2012/TT-BTC: Theo quy định thì “trường hợp tờ khai hải quan điện tử được cơ quan Hải quan chấp nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản”, người khai hải quan thực hiện:

b1.1) In Tờ khai hải quan điện tử đã được cơ quan Hải quan chấp nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên Hệ thống khai hải quan điện tử theo mẫu Tờ khai hải quan điện tử in (01 bản); ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan điện tử in;

b1.2) Xuất trình tờ khai hải quan điện tử in nêu tại điểm b1.1 khoản 3 Điều này cùng hàng hóa tại khu vực giám sát hải quan có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp thủ tục (nếu có).

Trong thời hạn quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người khai hải quan có nhu cầu xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên tờ khai hải quan điện tử in, người khai hải quan xuất trình tờ khai đã có xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” để Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện tử xác nhận.

Nếu có nhu cầu xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trước khi xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”, người khai hải quan xuất trình 01 tờ khai hải quan điện tử in nêu tại điểm b1.1 khoản 3 Điều này tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để xác nhận sau đó xuất trình tờ khai hải quan điện tử in đã được xác nhận cùng hàng hóa tại khu vực giám sát để xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp các thủ tục (nếu có).”

Do vây, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định nêu trên; còn về công tác xử lý của cơ quan Hải quan trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố hoặc bộ phận Hải quan giám sát không tra cứu được tờ khai trên hệ thống, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể. Đề nghị doanh nghiệp phản ánh rõ vướng mắc xảy ra tại Chi cục nào để TCHQ chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn thực hiện thống nhất.

Hỏi:Công ty chúng tôi là doanh nghiệp SXXK, có trụ sở tại Hà Nội, như vậy, chúng tôi sẽ phải làm thủ tục nhập xuất tại 1 chi cục ở Hà Nội. Hiện tại, chúng tôi có 1 vài vướng mắc như sau: 1. Hàng của chúng tôi là loại hàng kéo xuống bãi (Tasa Duyên Hải) mới đóng vào cont. Đóng xong vào cont, chúng tôi khai tờ khai xuất, Hải quan Hà Nội yêu cầu khai ĐỊA ĐIỂM LƯU KHO CHỜ THÔNG QUAN DỰ KIẾN phải là mã kho tạm của chi cục (chúng tôi chưa đăng kí được mã kho DN) thì mới cho thông quan. Khi mang tờ khai đó xuống Hải Phòng thì hải quan giám sát tại bãi thì lại không làm thủ tục cho chúng tôi để chuyển hàng sang bãi xuất tàu, yêu cầu khai ĐỊA ĐIỂM LƯU KHO CHỜ THÔNG QUAN DỰ KIẾN là bãi Tasa Duyên Hải. Vậy, hỏi lãnh đạo là chúng tôi phải khai như thế nào mới đúng, việc này đã khiến doanh nghiệp phải hủy tờ khai đi, khai đi khai lại nhiều lần, mất thời gian. 2. Hải quan Hà Nội yêu cầu tờ khai luồng gì (kể cả Xanh) vẫn phải ra Chi cục ở Hà Nội để thực hiện thủ tục. Hôm qua, chúng tôi có tờ khai luồng Xanh, khi ra làm thủ tục, Hải quan Hà Nội in tờ khai, đóng dấu công chức và dấu chấp nhận thông quan trên tờ khai. Xuống Hải Phòng thì hải quan giám sát lại bắt bỏ tờ khai đó đi, hải quan in tờ khai chưa có dấu gì, làm từ đầu. Chúng tôi rất hoang mang. Đề nghị lãnh đạo hướng dẫn chúng tôi phải làm thế nào? (Lương Thị Hà)

Trả lời: Đối với nội dung vướng mắc liên quan đến nội dung khai mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 3925/BTC-TCHQ ngày 28-3-2014, cụ thể như sau:

“Người khai hải quan khai báo địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô số 29 (phần ghi chép khác) trên tờ khai hải quan xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC. Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC, khai địa điểm tập kết vào chỉ tiêu thông tin số 2.27 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, khai thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào chỉ tiêu thông tin số 2.57, Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC; Trường hợp hàng hóa tập kết tại kho bãi của doanh nghiệp nhưng kho bãi này chưa được cơ quan hải quan cấp mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, cơ quan Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khai mã địa điểm lưu giữ hàng hóa theo Mã tạm của Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai (theo Bảng mã địa điểm lưu kho trên trang thông tin điện tử của cơ quan hải quan: www.customs.gov.vn) tại chỉ tiêu thông tin số 2.27 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến và khai địa điểm tập kết hàng hóa, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào chỉ tiêu thông tin số 2.57 - Phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC; Việc thực hiện khai mã tạm được thực hiện đến hết ngày 30-6-2014; Đồng thời doanh nghiệp có văn bản thông báo kho bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu về Tổng cục Hải quan để được cấp Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến. Việc thông báo kho bãi để được cấp mã địa điểm kho bãi lưu giữ hàng hóa chờ thông quan thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4351/TCHQ-GSQL ngày 22-4-2014.

Hỏi:Công ty TNHH Đào An (địa chỉ tại khu 2, phường Ka Long, Móng Cái, Quảng , Ninh) chuyên xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, nông sản,...sang Trung Quốc. Công ty chúng tôi luôn chấp hành tốt chính sách XNK của Việt Nam, và luôn được hưởng luồng Xanh khi mở tờ khai XKD tại Hải quan Móng Cái. Nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, công ty chúng tôi luôn bị luồng Đỏ, kiểm tra toàn bộ lô hàng, lô nào cũng bị kiểm hóa, gây mất thời gian xuất hàng, cán bộ hải quan thì bới tùng hàng hóa, ...hệ thống hải quan điện tử lúc đầu cho cty tôi luồng Xanh, nhưng sau đó Hải quan Móng Cái thông báo chuyển sang luồng Đỏ, kiểm hóa toàn bộ. Từ 1-4 đến nay cty tôi mở tờ khai nào cũng bị đỏ, bị kiểm hóa toàn bộ,...mà chúng tôi có vi phạm gì đâu. Kiểm hóa đều đúng khai báo... Theo như Hải quan Ka Long Móng Cái giải thích, theo chỉ đạo của công văn 12485/BTC-TCT và 17804/BTC-TCT ngày 23-12-2013. Cty có đọc nội dung công văn nhưng cty không phải như thế, mà vẫn bị luồng Đỏ. Đề nghị kiểm tra giải thích, làm rõ. Xin cảm ơn. (Đào An)

Trả lời: Do công ty không nêu cụ thể tình trạng của công ty nên Tổng cục Hải quan không có cơ sở xem xét, trả lời về việc công ty có thuộc đối tượng áp dụng công văn số 12485/BTC-TCT ngày 23-12-2013 hay không. Đồng thời, hiện nay Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Tổng cục Thuế xây dựng bộ tiêu chí xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng rủi ro và sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính về vấn đề trên.

Hỏi:Cho tôi được hỏi thủ tục, hồ sơ xin cấp :Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến? Địa chỉ nhận hồ sơ? Trân trọng cảm ơn. (Hoàng Anh Đức)

Trả lời: Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 4351/TCHQ-GSQL ngày 22-4-2014, trong đó yêu cầu doanh nghiệp cung cấp: Văn bản đề nghị cấp mã địa điểm, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao). Hồ sơ gửi về Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý địa bàn có kho bãi.

Hỏi:Tôi ở bên công ty Logwin, chuyên làm dịch vụ logistics. Tôi có vấn đề này xin được sự tư vấn của Tổng cục trưởng: Khách hàng của tôi ở bên Thái Lan có lô hàng là hàng tiêu dùng (Quần áo, tất, xà phòng, kem đánh răng,...) cần nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng này là do đầu bên Thái mua ở các chợ bên đó gửi về nên không có chứng từ gì cả. Vậy bên tôi phải làm thủ tục như thế nào để có thể nhập khẩu được lô hàng này ạ. Rất mong sớm nhận được thư trả lời của Tổng cục trưởng. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Ngô Thị Tuyết Mai)

Trả lời: Vướng mắc liên quan việc nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Thái Lan:

Về Hồ sơ Hải quan: đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc Điều 8 Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc Điều 8 Thông tư số 22/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Về Thủ tục Hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc Thông tư số 22/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính theo loại hình nhập khẩu hàng hóa thực tế.

Hỏi:Theo công văn số 7756/TCHQ-GSQL v/v tăng cường biện pháp giám sát quản lý đối với xăng dầu cung ứng cho tàu biển; tàu biển xuất nhập cảnh và tàu biển xuất nhập khẩu của TCHQ ngày 16-12-2014, tại mục (d) của điều (I) có quy định công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra việc nhập cảnh của tàu bằng cách truy cập hệ thống e-manifest, trong trường hợp không kiểm tra được qua hệ thống e-manifest phải báo cáo Lãnh đạo Chi cục để có biện pháp kiểm tra (Kiểm tra bằng điện thoại, fax cho công chức giám sát tàu biển). Và tại mục (đ) của điều (I) có nội dung: Trong trường hợp người khai nộp giấy phép rời cảng (nếu có) có các thông tin quy định tại Đơn đặt hàng như điểm a.1 ở trên thì chấp nhận. Xin cho tôi hỏi cụm từ "nếu có" được hiều như thế nào? Hiện tại tất cả các tờ khai tạm nhập tái xuất xăng dầu khu vực phía Nam đều được mở tại Chi cục hải quan khu vực III, và theo yêu cầu của Quý chi cục để mở được tờ khai BẮT BUỘC PHẢI CÓ e-manifest xuất cảnh của tàu có thể hiện cảng đi kế tiếp là cảng nước ngoài, hoặc Giấy phép rời cảng - NHƯNG hệ thống e-manifest tại chi cục không thể kiểm tra được các hệ thống e-manifest ngoài khu vực TP. Hồ Chí Minh (ví dụ: Vũng Tàu, Đồng Nai, Quy nhơn...). Chúng tôi đã làm việc với rất nhiều đại lý tàu biển và đều nhận được câu trả lời rằng: Giấy phép rời cảng theo quy định của các cảng vụ chỉ được làm trước 02 tiếng tàu chạy và chỉ có hiệu lực trong vòng 24h kể từ thời gian làm hồ sơ xuất cho tàu, và khi đã có Giấy phép rời cảng thì hoàn toàn không được cấp thêm bất cứ gì lên tàu, trong khi Thời gian mở được tờ khai tạm nhập tái xuất cho đến khi lấy hàng thường mất khoảng từ 5-7 tiếng thêm thời gian cho xà lan chạy tới địa điểm cấp và cấp xong dầu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến lộ trình của tàu. DO đó chúng tôi đã đề nghị xin phép được nợ giấy phép rời cảng với QUý chi cục trong vòng 03 ngày kể từ ngày mở tờ khai sẽ trình Giấy phép rời cảng tới quý chi cục, nhưng thực tế, trong quá trình tàu biển làm hàng/neo đậu có nhiều tình huống không thể dự đoán trước được (như tàu có sảy ra sự cố hỏng hóc, hay nguyên nhân khách quan nào đó làm chậm thời gian tàu xếp hàng...) khiến thời gian tàu xuất cảnh bị trì hoãn, nên không thể xuất trình Giấy phép rời cảng theo thời gian quy định. Hiện tại, chúng tôi chỉ được phép vi phạm 01 lần nữa về thời gian xuất trình giấy phép rời cảng. Việc bắt buộc phải có Giấy phép rời cảng khi mở tờ khai gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, xin Tổng cục trưởng giải thích rõ hơn về quy định của công văn 7756/TCHQ-GSQL. Trân trọng cám ơn! (Nguyễn Hoàng Phương)

Trả lời: Căn cứ khoản 3, Điều 2 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 9-10-2013 của Bộ Tài chính “Tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế chạy tuyến quốc tế xuất cảnh và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh”, nhằm giám sát chặt chẽ và xác định đúng đối tương là tàu biển xuất cảnh thì công chức tiếp nhận phải dựa vào thông tin ghi cảng đến tiếp theo là cảng nước ngoài trong đơn đặt hàng (Order) qui định chi tiết tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 139/2013/TT-BTC hoặc trong Giấy phép rời cảng.

Cụm từ “Nếu có” ghi tại mục (đ) của Điều (I) công văn số 7756/TCHQ-GSQL được hiểu là nếu tàu biển đã được cấp Giấy phép rời cảng thì nộp, không có thì không phải nộp, vì Giấy phép rời cảng chỉ là một kênh thông tin giúp cho công chức tiếp nhận xác định được tàu biển xuất cảnh.

Hệ thống e–manifest chưa cho phép tra cứu thông tin tàu biển nhập cảnh làm thủ tục tại các Chi cục Hải quan khác là chưa chính xác vì Hệ thống e-manifest quản lý theo hướng tập trung.

Kiểm tra tàu biển nước ngoài nhập cảnh là trách nhiệm của công chức hải quan tiếp nhận, trong trường hợp không kiểm tra được qua hệ thống e–manifest, công chức tiếp nhận phải báo cáo Lãnh đạo Chi cục để có biện pháp (kiểm tra bằng điện thoại, fax cho công chức giám sát tàu biển”. Trong đó, nếu biện pháp kiểm tra là điện thoại, fax cho công chức giám sát tàu biển không khả thi, thì Lãnh đạo Chi cục Hải quan phải có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Cảng vụ để kiểm tra việc nhập cảnh của tàu biển theo quy định tại Điều 56 Luật Hải quan.

Hỏi:Công ty tôi là công ty thương mại. Chúng tôi ký hợp đồng mua gỗ nguyên liệu từ Campuchia . Tuy nhiên khi tìm hiểu hồ sơ nhập hàng, chúng tôi thấy một số vướng mắc như sau. Trong công văn số 1483/TCHQ-GSQL ngày 17-2-2014 và CV số 1830/TCHQ-GSQL ngày 25-2-2014 thì TCHQ yêu cầu xuất trình văn bản gốc của Chính phủ Campuchia, Bộ Thương mại hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ Campuchia cho phép thương nhân Campuchia xuất khẩu gỗ và lưu giữ văn bản này. Thông thường trong văn bản của Campuchia cấp cho thương nhân Campuchia được phép xuất khẩu một số lượng gỗ rất lớn và chúng tôi chỉ mua một phần nhỏ trong số lượng này. Vậy nếu lưu giữ văn bản gốc này của thương nhân Campuchia thì số còn lại họ không thể bán cho ai được vì laiị phải có bản gốc để Hải quan lưu giữ. Hơn nữa văn bản gốc là văn bản có giá trị pháp lý cao, được sử dụng vào nhiều công việc ở nước sở tại (Campuchia). Nếu TCHQ giữ văn bản gốc thì phía thương nhân Campuchia sẽ không có văn bản để làm các công việc khác. Do đó đề nghị TCHQ xem xét và cho hướng giải quyết. Xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Thị Thanh Vân)

Trả lời: Hiện nay TCHQ đã có công văn số 4607/TCHQ-GSQL ngày 26-4-2014 gửi một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có liên quan để thực hiện.

Hỏi:Theo công văn số 3925 /BTC-TCHQ (ngày 2-3-2014) về việc tập kết hàng hóa xuất khẩu. Tại mục b có nên rõ. : Đối với một số ngành nghề do đặc thù kinh doanh hoặc có tính thời vụ cao....như hàng may mặc, da giày .. thì không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết hàng đầy đủ khi khai hải quan nhưng phải khai báo đại điểm tập kết hàng xuất khẩu. nhưng phải đạt yêu cầu là “có kim ngạch xuất khảu năm 2013 trên 2 triệu USD”. Như vậy đối với các cty may mặc nhỏ mà kim ngạch chỉ đạt trên 1 triệu USD, dưới 2 triệu USD thì có được áp dụng hình thức chỉ cần khai báo địa điểm tập kết không? (trang binh minh)

Trả lời: Vướng mắc liên quan công văn số 3925/BTC-TCHQ:

Tại điểm b mục 1 công văn số 3925/BTC-TCHQ hướng dẫn cụ thể: Đối với một số ngành nghề do đặc thù kinh doanh hoặc có tính thời vụ cao hoặc khối lượng lớn như gia công, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu: hàng may mặc, da giầy, chế biên nông, thủy sản, ... yêu cầu thời gian giao hàng gấp (vừa sản xuất vừa đóng hàng) và doanh nghiệp đã thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh trên 365 ngày; không có vi phạm pháp luật ở mức trốn thuế; có kim ngạch xuất khẩu năm 2013 trên 2 triệu USD thì không yêu cầu người khai hải quan phải tập kết đủ hàng khi khai hải quan nhưng thực hiện việc khai báo địa điểm tập kết hàng xuất khẩu. Do vậy, không áp dụng quy định về kim ngạch đối với doanh nghiệp may mặc, da giày gia công, sản xuất xuất khẩu.

Hỏi:([email protected]) Công ty chúng tôi tập kết hàng hoá và đóng container tại kho riêng của doanh nghiệp, làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan KCN Trảng Bàng , sau đó đưa hàng hoá đến cảng TP.HCM để xuất khẩu. Xin cho hỏi từ ngày 1/4/2014 , trong trường hợp tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu được phân luồng Xanh, luồng Vàng ( kiểm tra chứng từ) , công ty chúng tôi có cần phải cung cấp số hiệu container , seal hãng tàu khi làm thủ tục mở tờ khai hải quan? Trong trường hợp chúng tôi đóng hàng vào ngày chủ nhật , ngày lễ hoặc số lượng container trên một tờ khai nhiều phải đóng hàng trong nhiều ngày , chúng tôi cần phải làm thủ tục khai báo hải quan trước thì qui trình mở tờ khai sẽ phải áp dụng như thế nào Xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Vướng mắc liên quan hàng chuyển cửa khẩu: Đề nghị thực hiện theo đúng hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 1767/BTC-TCHQ ngày 11-2-2014 của Bộ Tài chính.

Hỏi:([email protected]) Cho tôi hỏi thủ tục hải quan chi tiết khi chuẩn bị bay?

Trả lời: Trong trường hợp không có hợp đồng kinh doanh đối với hàng hóa phi mậu dịch thì thực hiện theo Mục III Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục Hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Về chính sách thuế thực hiện theo quy định hiện hành.

Hỏi:([email protected]) Kính gửi Tổng cục Hải quan, Công ty chúng tôi có kế hoạch nhập khẩu cần trục bánh lốp và cần trục bánh xích đã qua sử dụng từ Đài Loan về. Hàng là máy móc được sản xuất là lắp ráp tại Nhật nhưng đã được đưa qua Đài Loan sử dụng. Bây giờ chúng tôi mua lại của doanh nghiệp tại Đài Loan. Xin cho hỏi: Chúng tôi có được nhập khẩu máy đã qua sử dụng từ Đài Loan ko? Nếu được nhập thì có phải xin giấy phép của Bộ Khoa học Công Nghệ khi làm thủ tục hải quan ko? Rất mong nhận được phản hồi sớm của Quý Hải quan. Xin trân thành cảm ơn!

Trả lời: Liên quan đến việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, Bộ Khoa học Công nghệ đã có thông báo số 2527/TB-BKHCN này 6-9-2012 và công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24-9-2013 hướng dẫn thực hiện. Liên quan đến vướng mắc của công ty TCHQ đã có công văn số 405/TCHQ-GSQL ngày 16-1-2013 hướng dẫn. Đề nghị công ty nghiên cứu các văn bản hướng dẫn trên để thực hiện.

*Về lĩnh vực thuế đối với hàng hóa XNK:

Hỏi:Theo CV 2416/TCHQ-KTTT ngày 13-06-2001 thì phương thức thanh toán quốc tế: "TTr" để làm cơ sở xác định giá tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng quy định tại Thông tư số 92/1999/TT/BTC ngày 24-07-1999 của Bộ Tài chính bao gồm các hình thức sau: 1. Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) đựơc viết tắt là TTr hoặc TT; 2. Chuyển đổi hoàn tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Reimbursement) được viết tắt là TTR; Trên phần mềm cung cấp miễn phí trên trang web của Tổng cục Hải quan tiêu chí Phương thức thanh toán TTR: Điện chuyển tiền thể hiện cho 02 hình thức TTR và TT đúng không? (Dũng ND)

Trả lời: - T/T (Telegraphic transfer): phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền, là 1 phương thức thanh toán như D/P, D/A, LC...

- TTR (telegraphic transfer reimbursement): phương thức đòi hoàn tiền bằng điện, đây là một trong năm cách đòi tiền thường được quy định trong L/C (phương thức tín dụng chứng từ).

Trong đó:

+ T/T là một phương thức thanh toán như (D/P, L /C…) theo đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ thông qua hệ thống ngân hàng có liên quan để trả tiền cho người xuất khẩu. Phương thức này thường được sử dụng trong thanh toán phi thương mại (ví dụ : chuyển tiền cho du học sinh ; kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hoạt động ở nước ngoài ; viện trợ không hoàn lại ;…). Theo phương thức này có hai loại thời điểm chuyển tiền: chuyển tiền trước hoặc chuyển tiền sau so với thời điểm hoàn thành nghĩa vụ trong hiệp định hoặc hợp đồng.

+ Trong khi TTR không phải là một phương thức thanh toán mà là một cách đòi tiền bằng điện thường sử dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C), theo đó người xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng có thẩm quyền để được thanh toán ngay, ngân hàng có thẩm quyền gửi điện đòi tiền ngân hàng có liên quan.

Hỏi:Kính gửi Tổng cục Hải quan, Công ty chúng tôi có xuất khẩu 1 lô hàng và bị khách hàng trả lại để tái chế sau đó tái xuất. Khi nhập khẩu Công ty chúng tôi đã nộp thuế Nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu. Sau đó công ty chúng tôi đã tái xuất lại cho khách hàng nước ngoài và đã được chi cục hải quan trả lại tiền thuế nhập khẩu. Còn Thuế GTGT hàng Nhập khẩu này không được bên cơ quan hải quan xác nhận gì. Khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT tại chi cục thuế địa phương thì chi cục thuế địa phương yêu cầu phải có xác nhận của Hải quan về thuế GTGT này nhưng chi cục hải quan vẫn không xác nhận. Như vậy Công ty chúng tôi có được xác nhận của Hải quan về thuế GTGT này không? Rất mong nhận được câu trả lởi của Tổng cục. Trân trọng! (Lê Thị Thường)

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 150/TT-BTC ngày 29-10-2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT.

Căn cứ Điều 59 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22-7-2013 của Chính phủ.

Đối với số tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu Công ty được hoàn khi tái xuất hàng, Cơ quan Hải quan không có thẩm quyền hoàn thuế, việc hoàn thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế nội địa. Vì vậy, đề nghị Quý công ty liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương, đồng thời xuất trình Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với khoản thuế GTGT nêu trên để được xem xét xử lý.

Hỏi:Kính gửi Quý cơ quan, Công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu hàng thủy hải sản có nguồn gốc từ Iceland: Cod (Gardus morhua); Cá bơn sao (Pleuronectes); Cá halibut (Reinhardtius hippoglossoides)...., vậy cho chúng tôi hỏi: 1. Thuế suất hàng nhập khẩu của những sản phẩm này là bao nhiêu ? (dựa vào bảng word đính kèm) 2. Công ty chúng tôi dự định sẽ nhập một số mặt hàng mới hoàn toàn, chưa có tại thị trường Việt Nam như: Lumpfish; Atlantic Tusk…vì vậy chưa có mã HS code trong Biểu thuế suất hàng hóa XNK năm 2014, vậy chúng tôi phải áp mức thuế xuất nhập khẩu như thế nào và với mã số HS code là bao nhiêu? 3. Nếu công ty chúng tôi nhập hàng chào mẫu cho thị trường trong nước trước thì có phải nộp thuế nhập khẩu hay không? Nếu có, thuế suất là bao nhiêu? Chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ quý cơ quan. (Võ Thị Phúc Hậu)

Trả lời: Theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 15-11-2011 của Bộ Tài chính, động vật sống thuộc Chương 1; Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác thuộc Chương 3; động vật chết thuộc Chương 3, không thích hợp sử dụng cho người thuộc nhóm 05.11; Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác thuộc chương 16.

Theo quy định tại Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12-4-2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xác định mã số và thuế suất đối với một hàng hóa phải căn cứ thực tế hàng hóa, tài liệu kỹ thuật và bộ hồ sơ hải quan. Bạn đọc chưa nhập khẩu hàng hóa và không mô tả cụ thể loại sản phẩm nhập khẩu vì vậy, Tổng cục Hải quan chưa đủ cơ sở để trả lời cụ thể được.

Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực năm 2014 được ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15-11-2013 của Bộ Tài chính.

Bạn đọc có thể tham khảo Thông tư số 156/2011/TT-BTC, Thông tư số 49/2010/TT-BTC và Thông tư số 164/2013/TT-BTC tại website của Bộ Tài chính theo địa chỉ: www.mof.gov.vn hoặc website của Tổng cục Hải quan theo địa chỉ: www.customs.gov.vn

Khi hàng hóa thực tế nhập khẩu, Công ty có thể liên hệ với Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để được giải đáp cụ thể.

Hỏi:Công ty chúng tôi mua gỗ cao su trong nước (gỗ rừng trồng trong nước) để sản xuất tấm ván gỗ ghép ( tấm gỗ ghép từ nhiều thanh nhỏ) kích thước tấm ván gỗ ghép như sau: - 18 x 1250 x 2300 (mm) - 20 x 1250 x 2300 (mm) - 25 x 1250 x 2300 (mm) - 30 x 1250 x 2300 (mm) Với chiều dài và dày như trên. Công ty xuất tấm ván gỗ ghép này đi China, thì chịu thuế xuất khẩu là bao nhiêu %, áp dụng mã HS nào? thời hạn nộp thuế bao nhiêu ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu? Xin chân thành cảm ơn! ([email protected])

Trả lời: - Căn cứ theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 15-11-2011 của Bộ Tài chính thì mặt hàng ván ghép thuộc Nhóm 44.18: “Ván ghép và đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panen có lõi xốp, panen lát sàn và ván lợp đã lắp ghép”.

Căn cứ theo Biểu thuế xuất khẩu 2014 ban hành kèm Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15-11-2013 thì không có mặt hàng nào thuộc Nhóm 44.18 nằm trong Biểu thuế xuất khẩu tức là trong trường hợp mặt hàng xuất khẩu thuộc Nhóm 44.18 sẽ có thuế xuất khẩu là 0%.

Khi hàng hóa thực tế nhập khẩu, Công ty có thể liên hệ với Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để được giải đáp cụ thể

- Về thời nộp thuế xuất nhập khẩu: Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài Chính thì: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp (thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế. Tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.”