【trực tiếp trực tuyến bóng đá】"Tồn kho" hơn trăm nghìn doanh nghiệp cần giải thể
Thủ tục giải thể doanh nghiệp hiện hành được quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp. Theồnkhoampquothơntrămnghìndoanhnghiệpcầngiảithểtrực tiếp trực tuyến bóng đáo đó, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư để được giải quyết. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Luật quy định rõ ràng là vậy, nhưng thực tế thực thi lại không được "suôn sẻ" như thế.
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Đỗ Tiến Thịnh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Giải thể doanh nghiệp đang nổi lên vấn đề “tồn kho” một lượng rất lớn doanh nghiệp đã không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp tuân thủ nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp chỉ dao động từ 14% đến 17% trong tổng số doanh nghiệp cần giải thể, phá sản. Đây là một tỷ lệ khá thấp.
Do vậy, có một lượng lớn doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng không thực hiện quy trình giải thể, phá sản. "Tính đến ngày 31-3-2014, có khoảng 140 nghìn doanh nghiệp nằm trong diện này" - ông Đỗ Tiến Thịnh cho biết.
Điều này dẫn tới việc Nhà nước thất thu thuế, người lao động bị xâm hại quyền lợi… và làm sai lệch các thông tin thống kê về doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự minh bạch của môi trường kinh doanh.Đặc biệt, việc doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng vẫn gây hậu quả kéo dài đang thể hiện rõ đối với những trường hợp chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, có thuê đất nhà nước, còn nợ thuế, nợ khách hàng, nợ lương người lao động… nhưng chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn về nước nên không có người chịu trách nhiệm để thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp giữa kì 2014 gần đây, ông Fred Burke, Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại cho rằng: Trong thời điểm hiện tại, thủ tục giải thể doanh nghiệp vẫn còn quá nhiêu khê, có các ý kiến đáng lưu ý rằng có nhiều doanh nghiệp muốn "chết" mà không xin được giấy chứng tử.
"Việc chậm hoàn tất kiểm tra thuế là nguyên nhân chính được đưa ra mà các cơ quan thuế cho rằng họ thường không có đủ nhân viên để thực hiện kiểm tra thuế" - ông Fred Burke nhận định.
Doanh nghiệp "ngại" giải thể
Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề giải thể doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể đang được quy định tại Luật Doanh nghiệp không phải nguyên nhân cơ bản. Việc doanh nghiệp “ngại” giải thể không phải mới xuất hiện trong thời gian gần đây mà đã diễn ra ngay từ khi nước ta triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Trong một số trường hợp chúng ta biết hiện nay, một số doanh nghiệp công bố quyết định giải thể, nhưng vì lí do nào đó họ không đến làm thủ tục thì sau thời hạn 6 tháng, cơ quan đăng kí kinh doanh có thể tự động xóa tên DN và kết thúc quá trình giải thể. | ||
ông Phan Đức Hiếu |
Bên cạnh đó, hệ thống quy định về phá sản doanh nghiệp có nhiều bất cập khiến mỗi doanh nghiệp phải mất 3 đến 5 năm mới hoàn tất thủ tục. Điều này dẫn tới, tỷ lệ doanh nghiệp đã và đang thực hiện thủ tục phá sản gần như không có ý nghĩa trong thực tế.
Ông Fred Burke cho biết: Để tìm giải pháp cho vấn đề giải thể doanh nghiệp, cơ quan thuế và Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố rằng các doanh nghiệp cần được cho phép giải thể dựa trên kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán, tuy nhiên công ty kiểm toán sẽ phải chịu trách nhiệm cho các báo cáo kiểm toán của mình. Để tinh giản hơn nữa quy trình, doanh nghiệp cần được phép trả lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu tại cơ quan thuế thay vì phải quay trở lại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
"Vẫn cần phải xem liệu Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có đồng ý với kiến nghị này hay không, và liệu các công ty kiểm toán sẽ sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm pháp lý này hay không, nhưng điều này chắc chắn là sẽ đưa ra một quy trình tốt hơn quy trình hiện tại" - ông Fred Burke đánh giá.
Trong một cuộc trao đổi gần đây với phóng viên, ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương) cho biết: Với những quy định mới của dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, công tác giải thể doanh nghiệp sẽ trơn tru hơn, nhanh gọn hơn đồng thời vẫn bảo vệ được tốt hơn lợi ích của những bên có liên quan.