Chương trình này sẽ triển khai từ năm học 2020-2021.
4 mạch nội dung
Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định 3 mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân,ảinghiệmgìởtrườngtiểuhọctừnămhọctớsanfrecce – tokyo hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và 4 mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
4 loại hình chủ yếu
Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua 4 loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ (trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn).
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.
105 tiết/năm học
Điểm mới của chương trình 2018 chính là quy định về số tiết hoạt động trải nghiệm trong năm học.
Theo đó, 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học).
Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu.
Bộ GD-ĐT khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh. Ngoài các nội dung của hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Khuyến khích ngoài lớp học, cha mẹ chung tay
Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ,...
Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm do Hội đồng quốc gia thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-B GDĐT ngày 22/12/2017. Riêng nội dung giáo dục của địa phương tích hợp trong chương trình Hoạt động trải nghiệm do ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn và thẩm định theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
"Chấm điểm" hoạt động trải nghiệm như thế nào?
Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh trong Hoạt động trải nghiệm thực hiện theo quy định của Chương trình GDPT 2018 và Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chủ trì và chịu trách nhiệm chính việc đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm đối với từng học sinh.
Sở GD-ĐT sẽ xây dựng kế hoạch triển khai theo lộ trình và hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong tỉnh tổ chức thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm; sắp xếp bố trí giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm hợp lý; đảm bảo tất cả giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm được tham gia tập huấn về nội dung chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lí về công tác quản lí, chỉ đạo và tổ chức Hoạt động trải nghiệm, thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Đồng thời sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai Hoạt động trải nghiệm trên địa bàn.
Song Nguyên