Đây cũng là chủ đề cuộc trao đổi của PV TBTCVN với ông Hà Minh Huệ,ạchbáochíKhôngcầnnhiềumàcầnchấtlượkết quả vô địch costa rica Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam.
PV:Thưa ông, Đề án quy hoạch báo chí đang là chủ đề “nóng” đối với các nhà báo thời gian gần đây. Xin ông cho biết ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc quy hoạch lĩnh vực báo chí lần này?
Ông Hà Minh Huệ:Ngành báo chí nước ta đã phát triển rất mạnh trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tuy nhiên, trong sự phát triển đó thì số lượng và chất lượng lại không thật song hành. Dù mỗi tờ báo đều có tôn chỉ, mục đích riêng, nhưng khi thực hiện thì nhiều lúc chồng chéo, trùng lắp nhau.
Có những tờ báo chuyên ngành lại đi sâu, khai thác nhiều vấn đề quá rộng so với nhu cầu, so với phân khúc độc giả của mình. Đôi khi, có một vấn đề, sự việc tiêu cực nào đó là các báo đổ xô vào khai thác, hoặc tập trung phản ánh toàn những mặt tiêu cực của xã hội trên mặt báo thì sẽ bóp méo tình hình chung, bức tranh chung của xã hội.
Đó là chưa kể một số những tờ báo, phóng viên, lợi dụng những sơ hở để thông tin không đúng sự thực, để đưa tin giật gân, câu khách… Đặc biệt, có một số cơ quan báo chí, một số nhà báo vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến không chỉ ngành báo chí mà với cả xã hội. Cho nên việc quy hoạch lại báo chí là cần thiết. Theo chủ trương đó, chúng ta đã xây dựng đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025.
Trong chủ trương quy hoạch, việc sắp xếp lại có mục đích để quản lý, nhưng quản lý không phải để thu hẹp mà để phát triển, để báo chí đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, trả lời phỏng vấn báo chí. |
PV:Theo đề án này, mỗi cơ quan chỉ có một ấn phẩm chính và nhiều ấn phẩm phụ. Như vậy liệu có ảnh hưởng đến sự đa dạng của báo chí không, và những tờ báo được coi là ấn phẩm chính liệu có đảm đương tốt vai trò lớn hơn của mình?
Ông Hà Minh Huệ:Hiện chúng ta có 845 cơ quan báo chí, với hơn 1.000 xuất bản phẩm. Một số bộ có rất nhiều tờ báo khác nhau, xuất phát từ chỗ nhiều bộ gộp vào. Tuy nhiên, đã gọi là cơ quan ngôn luận, cơ quan phát ngôn thì mỗi bộ chỉ nên có một tờ báo. Trên tinh thần đó, cũng vẫn là quản lý để phát triển thì một bộ cần có một tờ báo chính, là tiếng nói của mình, còn những ấn phẩm báo khác thì coi như là ấn phẩm phụ,
Về các ấn phẩm chính, theo tôi đây cũng là cơ hội để điều chỉnh lại. Khi đã là tiếng nói của người phát ngôn thì phải là chính, là chủ yếu. Nếu chưa làm đúng với tầm thì phải củng cố, chấn chỉnh về mặt quản lý, tổ chức, quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng nội dung và đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích.
Các nhà báo cũng phải nỗ lực để tác phẩm báo chí của mình có vị thế, đúng với mục đích, và đặc biệt là phải có tính phát hiện, định hướng chứ không phải là để minh họa, để tô vẽ cho một mục tiêu nào đó.
PV:Một khó khăn của các tờ báo chuyên ngành hiện nay là tính hấp dẫn đối với độc giả chưa cao, khi mà chỉ đề cập sâu tới những vấn đề chuyên môn, thay vì những chủ đề xã hội “hút khách”. Vậy phải làm sao để những tờ báo này vừa làm đúng tôn chỉ mục đích, vừa thu hút được độc giả?
Ông Hà Minh Huệ:Trên thế giới, có nhiều tờ báo chuyên ngành rất có tiếng nói trong những lĩnh vực của mình. Ví dụ như tờ Thời báo Tài chính của Anh, Nhật báo phố Wall của Mỹ…. Họ chỉ chuyên sâu một lĩnh vực kinh tế tài chính, nhưng họ rất nổi tiếng trên thế giới, có sự tín nhiệm cao của giới đầu tư, giới báo chí và những người quan tâm.
Họ làm đúng tôn chỉ, mục đích của mình, có những chuyên gia giỏi về kinh tế, nhạy cảm về chính trị, xuất sắc trong chuyên môn, nghiệp vụ nên họ xây dựng được uy tín trên thị trường. Vì vậy, không nên lo rằng những tờ báo chuyên ngành, chuyên môn bị lép vế trước một tờ báo mang tính chính trị xã hội khác nếu chúng ta làm tốt công việc của mình.
PV:Trong lần quy hoạch báo chí này, có những ý kiến lo ngại nhân sự của ngành báo chí sẽ dôi dư nhiều, nhiều nhà báo có thể mất việc làm. Theo ông khả năng này có hay không?
Ông Hà Minh Huệ:Tôi cho rằng các cơ quan nhà nước, bộ, ban, ngành sẽ có kế hoạch sắp xếp và cũng không đến mức đáng lo ngại như vậy. Thực sự để báo chí phát triển thì chúng ta cần những nhà báo tốt, có chuyên môn giỏi, có đạo đức tốt.
Còn như hiện nay, mạng lưới báo chí của chúng ta đang quá rộng, có nhiều người mới vào nghề cũng được gọi là nhà báo. Việc sắp xếp lại sẽ là sự chọn lọc cần thiết để giữ lại những người giỏi nhất, để tập trung cho sự phát triển của báo chí nước nhà.
PV:Trong quá trình này, Hội Nhà báo có hỗ trợ, tư vấn chuyên môn gì với các cơ quan chủ quản hay không, thưa ông?
Ông Hà Minh Huệ:Hội Nhà báo cũng tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch. Bộ Thông tin và truyền thông được Chính phủ giao xây dựng đề án này, chúng tôi là những người đóng góp ý kiến và tiếp nhận ý kiến của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí để đóng góp thêm, nhưng chủ trương chung là chúng tôi ủng hộ quan điểm quy hoạch. Hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đang tham gia ý kiến xây dựng Luật báo chí do Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì.
PV:Luật báo chí lần này có những điểm mới nổi bật gì, thưa ông?
Ông Hà Minh Huệ:Luật báo chí về nguyên tắc là luật hoá các quy định quản lý mọi mặt trong lĩnh vực báo chí, thể chế hóa những quy định của Hiến pháp 2013, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Đồng thời, Luật cũng nhấn mạnh việc các nhà báo phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Để luật hóa những điều này, chúng tôi cũng mong các nhà báo tích cực tham gia đóng góp ý kiến vì đây là nói cho mình, vì mình…
PV:Xin cảm ơn ông!.
Hoàng Yến