Trong báo cáo công bố hôm 5/7,ángđầunămhackerđánhcắptỷUSDtiềnmãhóbong dă wap các chuyên gia của TRM Labs cho biết tin tặc đã đánh cắp hơn 1,38 tỷ USD tiền mã hóa tính đến ngày 24/6, so với 657 triệu USD một năm trước đó.
Theo Ari Redbord, Giám đốc chính sách toàn cầu, dù hệ sinh thái tiền mã hóa không có thay đổi đáng kể về bảo mật, TRM Labs ghi nhận giá trị các token bị đánh cắp – từ ETH, Solana đến Bitcoin – tăng đáng kể. Điều đó đồng nghĩa tin tặc đang có động lực hơn để tấn công các dịch vụ tiền mã hóa và sẽ đánh cắp được nhiều tiền hơn.
Giá tiền mã hóa nói chung đã hồi phục từ đáy cuối năm 2022 sau vụ sụp đổ sàn tiền ảo FTX của Sam Bankman-Fried. Bitcoin lập đỉnh 73.803,25 USD vào tháng 3 năm nay.
Một trong số các vụ hack lớn nhất năm nay là vụ gần 308 triệu USD Bitcoin bị đánh cắp từ sàn giao dịch DMM Bitcoin của Nhật Bản. Các công ty tiền mã hóa thường xuyên là mục tiêu của tấn công mạng dù mức độ thiệt hại như trên là khá hiếm.
Redbord cho biết số tiền mã hóa bị đánh cắp năm 2022 vào khoảng 900 triệu USD, trong đó, hơn 600 triệu USD lấy từ mạng blockchain liên kết với game online Axie Infinity.
Trong khi đó, một báo cáo từ hãng bảo mật chuỗi khối CertiK chỉ ra con số 1,19 tỷ USD thiệt hại trong lĩnh vực tiền mã hóa và tài chính phi tập trung (DeFi) 6 tháng đầu năm.
Tấn công lừa đảo (phishing) là hình thức gây tổn thất nặng nề nhất, với 497,7 triệu USD tiền mã hóa bị đánh cắp trong 150 sự cố. Hình thức tiếp theo là xâm phạm khóa riêng tư, thiệt hại 408,9 triệu USD trong 42 vụ việc lớn.
CertiK có chung quan điểm với TRM Labs về sự cố đơn lẻ lớn nhất, đó là vụ tấn công nhằm vào DMM Bitcoin. Tuy nhiên, theo hãng này, số tiền bị mất là 304,7 triệu USD. CirtiK ước tính năm 2023, các nhà đầu tư và sàn giao dịch tiền mã hóa bị đánh cắp 2 tỷ USD, bằng một nửa so với năm 2022.
(Theo financemagnates, Bloomberg)