【bd bxh anh b】Góc nhìn về một không gian

Vì đã đặt trước,ócnhìnvềmộtkhôbd bxh anh b nên chúng tôi được xếp bàn. Đương nhiên là nó lọt thỏm giữa những nhóm đông, nhưng vì thế mà bữa tối không thể nào nhẩn nha và chầm chậm được. Bàn trước mặt có lẽ là cuộc gặp mặt kỷ niệm mấy chục năm ngày ra trường. Họ chắc ngồi cũng đã lâu. Rượu trong tô được người phụ nữ đối diện tôi múc ra chén liên tục từ cái muôi nhỏ bằng gỗ. Những tiếng dzô liên tục được vang lên từ đầu bàn đến cuối bàn, kệ cho ai đó đi hơi xiên xẹo và ngật ngưỡng. Như sóng của hiệu ứng, bàn phía sau cũng đứng dậy hò dzô trước khi có tiếng ly rơi vỡ. Họ đang cạn những ly cuối và bữa gặp mặt chừng như đã sắp kết thúc.

Khi nhìn thẳng ra phía trước, tôi lại gặp “sóng” hò dzô khác từ những người trẻ hơn cách một dãy bàn. Những ly bia tràn trề. Những gương mặt vui vẻ và phấn khích. Người phụ nữ ngồi ở bàn đối diện lập tức nhăn mặt và quay lại nói điều gì đó. Dễ thông cảm vì đó là phản ứng tức thời. Chỉ có điều là trước đó ít phút, bàn của chị cũng làm không gian chung ồn ào chẳng kém.

Vì không có một lựa chọn nào khả dĩ, nhưng chúng tôi kết thúc cuộc ngồi với nhau sớm hơn rất nhiều so với dự kiến. Điều mà mọi người bảo nhau sau đó, là cần phải check cả nơi sẽ cùng nhau ngồi lại. Vì rõ ràng là còn có bao điều chưa hàn huyên sau bao nhiêu tháng ngày mới gặp. Hơn nữa, một điểm du lịch hay ho thật nhưng cũng không thể nói rằng, mọi thứ đều phù hợp vì không ai có thể chiều lòng hết thảy mọi người. Một bạn bảo, trên đường chúng ta gặp khách tây vào tuyến này đông thế nhưng ở nhà hàng này, tuyệt nhiên không thấy.

Tôi không nghĩ về một thị phần mất đi; hơn nữa ai rồi cũng sẽ tìm được một nơi chốn phù hợp với mình và điều đó chưa hẳn quyết định sẽ trở lại hay là không một điểm du lịch nổi tiếng. Điều mà tôi cứ phân vân, là hình như cách ngồi nơi đám đông, ứng xử nơi chốn đông và những không gian chung của chúng ta dường như vẫn chưa mấy cải thiện. Những điều này có thể điều chỉnh và thay đổi được không vì quả thật, không chỉ ở Huế mà bất cứ nơi chốn nào cũng có thể trông thấy những nhà hàng đầy ngợp tiếng hò dzô, mùi vị, những gương mặt nhễ nhại, hứng khởi, bơ thờ… Tôi cũng không đề cập đến sự lãng phí về tiền bạc, thời gian, sức khỏe vì mỗi người đều phải có trách nhiệm với chính bản thân và gia đình, song tôi có thể hiểu được sự nhọc nhằn nơi những cánh cửa đóng kín của các gia chủ hàng xóm.

Nếu có thể gọi đó là một hệ sinh thái như cách nửa đùa nửa thật của một đồng nghiệp, tôi nghĩ, có lẽ đó là hệ sinh thái cần phải điều chỉnh nhất, dù khó nhất vì nó không chỉ phụ thuộc vào nhận thức mà còn là thói quen, cách sống ở mỗi cá thể.

AN NGUYÊN