【bang xep hang vo dich mexico】“Nét đẹp điều dưỡng”

Trao giải tại Hội thi "Nét đẹp điều dưỡng 2018"

Tự truyện của Tôn Nữ Nguyên Hanh,étđẹpđiềudưỡbang xep hang vo dich mexico cử nhân điều dưỡng, Phòng Quản lý chất lượng với tựa "Đêm trực định mệnh" gần 2.000 từ kể về đêm trực đầu tiên khi mới vào nghề. Phần mở đầu, chị dẫn dắt người đọc bằng văn phong miêu tả không gian, thời gian của phòng bệnh giữa đêm khuya gắn với công việc âm thầm, lặng lẽ của các cô điều dưỡng. Tự truyện đặc biệt thu hút độc giả với chi tiết người nhà bệnh nhân đến gõ cửa giữa đêm khuya bằng lời kêu cứu "chị ơi, mẹ em mệt quá". Tiếp đến là hành động chạy đến buồng bệnh mà cảm giác rối bời, lo sợ khi nhịp sống của bệnh nhân yếu dần, ngoài hành lang những người thân của bệnh nhân đang hoảng hốt...

Nguyên Hanh đã tỏ ra rất xúc động khi kể về "đoạn lấy vein cho bệnh nhân" để cứu bệnh nhân qua nguy kịch giữa đêm khuya, nhưng tìm vein không ra. "Những ngón tay của chị bắt đầu lạnh buốt, mồ hôi túa ra, nhịp tim trong lồng ngực đập dồn dập, liên hồi...". Cũng với "Đêm trực định mệnh" đó, Nguyên Hanh kể về anh Thắng, một bác sĩ trực cùng kíp với chị thật nhân ái, kiên định, tự tin khi ra y lệnh sốc điện cho bệnh nhân và cô nhìn thấy trán, áo của anh ướt đẫm mồ hôi, đủ để thấy anh cũng căng thẳng, lo lắng không thua gì cô.

Khi nhìn thấy nhịp tim bệnh nhân không cải thiện, bác sĩ Thắng ra y lệnh chuẩn bị đặt nội khí quản, xắn tay cùng đồng nghiệp trẻ. Lúc này, Nguyên Hanh miêu tả đôi bàn tay bác sĩ Thắng khéo léo, đặt nội khí quản trong tích tắc, rồi tiếp tục sốc điện... cho người đọc thấy sự tự tin, bình tĩnh không ngại khó khăn của người làm nghề y trước sinh mệnh của bệnh nhân... Nếu không có trái tim nhân hậu, không đồng cảm với bệnh nhân, trong trường hợp này, Nguyên Hanh sẽ khó nhớ từng chi tiết, cử chỉ, hành động dù rất nhỏ để viết tròn tự truyện "Đêm trực định mệnh", tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe như thế.

Cũng ở hội thi này, tôi ấn tượng lời văn súc tích, giàu nhân văn của tự truyện "Tình yêu bắt đầu nơi cửa tử" của điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Thoa, Khoa Gây mê hồi sức, cơ sở 2, BV Trung ương Huế. Điều dưỡng Thoa mới vào nghề chừng một năm (không kể thời gian thử việc). Đọc tự truyện "Tình yêu bắt đầu nơi cửa tử", chúng tôi xúc động bởi câu từ gãy gọn không hoa mỹ, nhưng đầy biểu cảm. Với khoảng 1.000 từ, chị đã kể câu chuyện của bản thân đồng cảm trước bệnh nhân ở vùng quê chiêm trũng huyện Quảng Điền. Bệnh nhân là người đàn ông lớn tuổi mắc bệnh hiểm nghèo. Tự truyện của chị nhẹ nhàng mà lay động, nói về điều dưỡng viên trẻ tuổi tràn đầy tình yêu nghề, hết lòng vì bệnh nhân và họ (điều dưỡng viên và người bệnh) xem nhau như ruột thịt. Từ đó, tình yêu giữa chị và con trai của bệnh nhân này đã nảy nở, đẹp lên, duy trì đến thời điểm này.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Thoa chia sẻ, khoác áo blouse trắng là mang trong mình niềm tự hào, song cũng chất chứa không ít trách nhiệm. Ở đó, có nhiều niềm vui và nỗi buồn liên quan đến yếu tố sinh tử của con người. Ngoài công việc chuyên môn, Kim Thoa còn mê văn chương. Chị tham gia hội thi để giao lưu, viết để chia sẻ chuyện nghề. Tôi nghĩ, điều dưỡng viên không chỉ là tìm vein hay cho thuốc, mà là sự quan tâm, hỏi thăm ân cần, nhẹ nhàng... đó cũng là liều thuốc giúp bệnh nhân vơi bớt nỗi đau bệnh tật.

Bác sĩ Đặng Duy Quang, Phó phòng Điều dưỡng, Thư ký hội thi "Nét đẹp điều dưỡng năm 2018", BV Trung ương Huế cho rằng, chỉ trong thời gian ngắn phát động, ban tổ chức thu hút gần 100 bài dự thi của điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật viên trong đơn vị tham gia. Hầu hết các tự truyện mang màu sắc văn chương, nhiều bài bút ký, tự sự về nghề y mang tính chuyên nghiệp khiến ban tổ chức khá vất vả để lựa chọn tác phẩm trao giải. Những tự truyện, như "Đêm trực định mệnh", "Tình yêu bắt đầu nơi cửa tử", "Một thoáng ngành y", "Một kỷ niệm đáng nhớ"... đã được ban tổ chức trao giải cao trong dịp này; trong đó: "Đêm trực định mệnh" đạt đồng giải nhất.

Bài, ảnh:Minh Văn