【ac vs napoli】Đưa công thương tăng tốc

Tỉnh Hậu Giang đã đạt nhiều kết quả tích cực trong đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp,Đưacngthươngtăngtốac vs napoli tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ, qua đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

Hậu Giang xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp để thu hút đầu tư và khai thác nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp.

Hoàn thiện hạ tầng công nghiệp

Dù là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng trong thời gian vừa qua, tỉnh Hậu Giang xác định công nghiệp là ngành sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao, đủ mạnh để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, tạo ra việc làm cho lực lượng lớn lao động. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Tỉnh tập trung các nguồn lực để xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đang hoạt động tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.

Điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hậu Giang tại Hà Nội.

Vừa qua, tại Khu công nghiệp (KCN) Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã khánh thành tổ hợp sản xuất thực phẩm, đồ uống với tổng mức đầu tư 1.600 tỉ đồng. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã đầu tư nhà máy bia và nhà máy sản xuất nước mắm tại KCN Sông Hậu. Với quy mô ngày càng mở rộng, ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Masan Consumer kỳ vọng: “Doanh nghiệp sẽ phát triển hài hòa, hoạt động sản xuất gắn liền với giảm tác động đến môi trường, tạo công ăn việc làm và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Hậu Giang cũng như đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước”.

Đến nay, có 2 KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định, đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60% cùng 6 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do UBND huyện quản lý, 3 cụm công nghiệp do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý. Dự án đầu tiên của tỉnh thu hút đầu tư hạ tầng KCN do Công ty CP Đầu tư khu công nghiệp Đông Phú thực hiện, giai đoạn 1 đã giải phóng mặt bằng được hơn 45/60ha. Dự án đã thu hút được 3 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 1.150 tỉ đồng. Tuyến đường 3B, đường vào trục chính của cụm công nghiệp đang khẩn trương hoàn thành để kịp tiến độ đưa vào sử dụng vào quý III/2021.

Với những lợi thế nằm tiếp giáp với đường Nam Sông Hậu, sông Cái Dầu có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, gần cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang (Vinalines Hậu Giang) và tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Vừa qua, UBND tỉnh Hậu Giang còn đề xuất bổ sung KCN Đông Phú vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Cùng với Đông Phú, KCN Nhơn Nghĩa A, KCN Sông Hậu giai đoạn 2, giai đoạn 3, KCN Tân Phú Thạnh - giai đoạn 2, KCN Long Thạnh sẽ hình thành, liên kết chặt chẽ với các khu, cụm công nghiệp hiện hữu và vùng nguyên liệu trù phú, dáng dấp trung tâm công nghiệp của tỉnh đang dần hoàn thiện trong tương lai không xa.

Bên cạnh tập trung công tác tạo quỹ đất sạch tại các địa phương có thế mạnh về công nghiệp như Châu Thành, Châu Thành A, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho rằng một vấn đề không thể phớt lờ là quyết liệt tạo quỹ đất sạch nhưng vẫn đảm bảo an dân. Xác định lợi ích chính đáng của Nhân dân lên trên hết, vận dụng tốt chính sách có lợi cho người dân thuộc diện đền bù để đảm bảo ổn định đời sống sau khi giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống của người lao động khi các KCN đi vào hoạt động.

Tạo đột phá lĩnh vực thương mại

Cùng với hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã ngày càng sôi động, nhu cầu phát triển sản xuất, kết nối thị trường cũng ngày càng lớn. Đối với doanh nghiệp lớn, công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm được thực hiện bài bàn với đội ngũ chuyên nghiệp, còn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ, có sản phẩm chất lượng và đủ sức cạnh tranh như khâu quảng bá và giới thiệu vẫn còn là điểm yếu. Để hỗ trợ bước đầu cho doanh nghiệp tiếp cận và tích lũy kinh nghiệm, các sở, ngành liên quan của tỉnh luôn khuyến khích đại diện doanh nghiệp tham gia các sự kiện xúc tiến và giới thiệu sản phẩm ngoài tỉnh. Ông Hồ Ngọc Thái, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh, cho biết: Ban đầu cán bộ, công nhân viên trung tâm là lực lượng chính mang sản phẩm hàng hóa đi dự các sự kiện. Tuy nhiên, sau này đại diện các cơ sở đã tham gia tích cực, nhờ vậy hiệu quả sau đó nâng lên khi nhiều hợp đồng và bản ghi nhớ được ký kết.

Từ đầu năm đến nay, để đa dạng hoạt động xúc tiến, Sở Công thương đã liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp mở các điểm giới thiệu trưng bày sản phẩm OCOP ở các địa phương ngoài tỉnh. Các chủ thể có sản phẩm đều đến tận nơi, chuẩn bị hàng hóa và giới thiệu sản phẩm, cho khách hàng dùng thử. Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và tạo ấn tượng đẹp khi thông điệp sản phẩm do chính người sản xuất truyền tải. Ông Trần Nìm, hộ kinh doanh sản xuất mật ong Hương Tràm, phấn khởi cho biết: “Hầu hết khách hàng tỉnh xa đều bất ngờ và tò mò vì cơ sở của tôi có cách đóng gói mật ong nguyên sáp, qua đó tôi có cơ hội giới thiệu thêm nhiều dòng sản phẩm khác làm từ mật ong của Hậu Giang. Có lần mang sản phẩm đi giới thiệu tại Cà Mau, cả trăm sản phẩm mang theo đều tiêu thụ hết nên tôi rất mừng vì đây là vùng đất vốn nổi tiếng với mật ong rừng tràm”.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương tỉnh, nhấn mạnh: Ngoài các trung tâm du lịch lớn trên cả nước, dự kiến sản phẩm của tỉnh sẽ có mặt tại các thị trường trọng điểm, các tỉnh, thành phố lớn tập trung đông dân cư và có nền thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng. Hoạt động này phù hợp với tình hình thực tế và xu thế chung của các tỉnh ĐBSCL khi cùng liên kết để hình thành mạng lưới phân phối, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP. Về phía ngành chuyên môn sẽ tăng cường tập huấn, rèn luyện cho các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ kỹ năng thiết kế mẫu mã, bao bì và quảng bá thương hiệu, nhất là trên môi trường internet để khai thác tối đa các kênh thương mại điện tử hiện đại.

Theo Sở Công thương tỉnh, đến nay giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt hơn 2.327 tỉ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện tháng 4-2021 đạt hơn 3.683 tỉ đồng, tăng 56,48% so với cùng kỳ.

 

Bài, ảnh: THIÊN NGỌC