Giá cà phê tăng mạnh,ênđiềuchỉnhkỹthuậtgiácàphêbấtngờgiảmsâuvềmứcthấpnhấttrongmộtthásố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia colombia gặp đội tuyển bóng đá quốc gia paraguay phá vỡ mọi kỷ lục Áp lực tâm lý và nguồn cung: Giá cà phê rớt đà tăng |
Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt giảm mạnh sau phiên điều chỉnh kỹ thuật vào cuối tuần trước. Theo đó, giá cà phê Arabica đánh mất khoảng 5%, về mức thấp nhất trong một tháng; giá cà phê Robusta giảm gần 4%, quay về dưới 4.900 USD/tấn. Tâm lý kỳ vọng mưa xuất hiện tại vùng trồng cà phê chính của Brazil kết hợp cùng số liệu xuất khẩu tăng cao trong tháng 9 đã tạo sức ép lớn đối với giá.
Công ty dự báo thời tiết Maxar Technologies cho biết, các trận mưa lớn dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này và tuần sau tại các vùng trồng cà phê của Brazil, điều này sẽ cải thiện độ ẩm và điều kiện cây trồng.
Điều này là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất cà phê sau tháng 9 khô hạn hơn so với thông thường. Nếu mưa đến như dự báo có thể là dấu hiệu bắt đầu của mùa mưa, cần thiết để hỗ trợ cho giai đoạn ra hoa, từ đó định hình vụ mùa cà phê 2025-2026 của Brazil.
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật, giá cà phê bất ngờ giảm sâu về mức thấp nhất trong một tháng. Ảnh: Sơn Trang |
Bên cạnh đó, giá cà phê cũng chịu áp lực giảm sau khi Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) báo cáo số liệu cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 8 đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10,92 triệu bao. Tính chung trong 11 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 8/2024), xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 125,67 triệu bao.
Còn theo Công ty I & M Smith, Chính phủ Brazil đã báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê nhân xanh của nước này trong tháng 9 tăng 36,79% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 4.050.950 bao. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil dự kiến sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao, do nhu cầu ở mức cao trên toàn cầu đối với loại cà phê này, bất chấp tình trạng tắc nghẽn tại các cảng xuất khẩu.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tại Việt Nam, sản lượng cà phê Robusta (loại cà phê xuất khẩu chính của Việt Nam) bị giảm thể hiện rõ qua cơ cấu các loại cà phê xuất khẩu. Cụ thể, 8 tháng năm nay, trong khi xuất khẩu cà phê Arabica tăng 59% về lượng thì lượng cà phê Robusta xuất khẩu lại giảm 17% (đạt 892 nghìn tấn). Vì vậy, trong cơ cấu cà phê xuất khẩu 8 tháng năm 2024, thị phần của cà phê Robusta giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023, còn tỷ trọng của cà phê Arabica tăng lên.
Ngoài việc giảm sản lượng, một nguyên nhân khác khiến lượng cà phê Robusta xuất khẩu giảm khá nhiều trong năm nay là nhu cầu sử dụng cà phê trong nước đang ngày càng tăng cao. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến cà phê hòa tan ở Việt Nam, vì vậy, lượng cà phê Robusta được thu mua để chế biến ngày càng tăng, dẫn tới lượng cà phê nhân giành cho xuất khẩu giảm xuống. Việc xuất hiện hàng loạt chuỗi kinh doanh cà phê ở Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã bước vào niên vụ cà phê 2024/2025 (tháng 10/2024 đến tháng 9/2025). Trong những ngày đầu tháng 10, giá cà phê tại Tây Nguyên đang có xu hướng giảm so với cuối tháng 9.
Kết thúc niên vụ cà phê 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 9/2024), xuất khẩu cà phê của Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đạt tổng cộng 24,3 triệu bao, giảm 12,26% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Sự giảm sút này nhấn mạnh thực tế đã được dự báo trước về sản lượng thấp hơn và nguồn cung giảm trong niên vụ 2023-2024 tại Việt Nam, điều này đã được phản ánh qua mức giá cao kỷ lục trên thị trường kỳ hạn London.
Các báo cáo thời tiết từ Việt Nam cho thấy dự báo mưa sẽ tiếp tục tại khu vực Tây Nguyên trong tuần tới, đúng vào thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Thông thường các năm trước đây sẽ là thời điểm mùa mưa kết thúc, giúp các nhà sản xuất bắt đầu thu hoạch. Do đó, việc tiếp tục có mưa kéo dài có thể làm chậm trễ việc thu hoạch Robusta.
Cơ quan dự báo thời tiết của Brazil và hãng LESG đều cho rằng mưa sẽ lan rộng từ khu vực phía Nam sang vùng Đông Nam, vùng trồng cà phê chính của Brazil từ đầu tuần này. Lượng mưa trong 10 ngày có thể lên tới 50 mm và nhiệt độ cũng có xu hướng dịu lại. Sự xoay chiều của thời tiết có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn để cây cà phê phát triển và phục hồi sau giai đoạn khô hạn kéo dài.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng của Brazil đã tạo sự an tâm hơn về khả năng đảm bảo nguồn cung trên thị trường. Chính phủ quốc gia Nam Mỹ này công bố số liệu xuất khẩu cà phê dạng hạt trong tháng 9 đạt trên 243.000 tấn, tăng 36,79% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng cà phê có sẵn sau thu hoạch tạo điều kiện để Brazil đẩy mạnh xuất khẩu khi nhu cầu từ châu Âu tăng cao.
Hơn thế, thị trường cũng tiếp tục phản ứng với thông tin EU đề xuất hoãn thi hành luật EUDR thêm 12 tháng. Nếu đề xuất này được thông qua, các quốc gia xuất khẩu có thêm thời gian để chuẩn bị cho các yêu cầu mới; đồng thời, các nước nhập khẩu thuộc châu Âu cũng không cần ồ ạt nhập trước để đảm bảo nguồn dự trữ.
Tại thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng ngày 8/10, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng “hạ nhiệt” theo giá cà phê thế giới, hiện dao động trong khoảng 114.500 - 115.100 đồng/kg, giảm 900 - 1.000 đồng/kg so với ngày hôm trước. So với ngày đầu tháng 10, giá cà phê nội địa đã đánh mất khoảng 7.000 đồng/kg.