【lịch la liga tây ban nha】Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển
Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn |
Mấy năm trở lại đây,ợtruyềnthốngbuônbánếẩmvìbánhàngonlinepháttriểlịch la liga tây ban nha internet phát triển nhanh, đặc biệt từ sau dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng, mua sắm của người dân thay đổi rõ rệt. Một bộ phận lớn người tiêu dùng hình thành thói quen mua, bán hàng online.
Mua hàng online được nhiều người lựa chọn
Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống. Ở các chợ truyền thống không còn khung cảnh tấp nập người mua, người bán như trước. Đặc biệt, ở hai chợ đầu mối lớn của Hà Nội là chợ Đồng Xuân và chợ Hôm giờ khách vắng đi nhiều, cảnh nhộn nhịp không còn thấy nữa, thay vào đó là cảnh các tiểu thương ngồi nhàn rỗi lướt điện thoại.
Chợ Đồng Xuân, một trong các chợ truyền thống lớn của Hà Nội. Ảnh Kim Xuyến |
Đến chợ Đồng Xuân lúc 11 giờ trưa một ngày đầu tháng 5, không khó để tìm cho mình một chỗ đỗ xe thoải mái. Trong chợ số lượng người bán nhiều hơn người mua, thi thoảng có những tốp khách du lịch qua lại nhưng phần lớn họ cũng chỉ thăm thú, xem chứ mua hàng rất ít.
“Ế lắm!” là câu trả lời của nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Đồng Xuân và chợ Hôm khi được hỏi về tình hình buôn bán gần đây ra sao.
Chị Thủy – một hộ kinh doanh quần áo ở chợ Đồng Xuân than vãn: “Giờ buôn bán chán lắm, khách bây giờ họ ngồi một chỗ mua hàng online nhiều chả mấy người còn đi chợ nữa nên hàng bán mỗi ngày chả đáng bao nhiêu”. Chị Thủy cũng chia sẻ thêm: Chưa có bao giờ bán hàng chán như hai năm trở lại đây, cứ tình trạng này không biết tiểu thương trong chợ có thể duy trì việc kinh doanh thêm bao lâu nữa.
Chợ Đồng Xuân vắng khách mua hàng. Ảnh Kim Xuyến |
Thêm một điều khó cho tiểu thương ở các khu chợ truyền thống là họ mất nhiều chi phí vào mặt bằng, vận chuyển, bến bãi nên giá thành khó có thể cạnh tranh được với các hộ kinh doanh online.
Một gian hàng ở chợ Đồng Xuân nằm ở tầng 1 có vị trí đẹp giá thuê trước đây vào khoảng 20 triệu đồng/tháng, giờ đây giá đã giảm đi non nửa nhưng cũng không có người thuê mới. Anh Bình - một người trông giữ xe ở chợ Đồng Xuân cho biết: “Nhiều tiểu thương ở đây nhờ rao bánquầy mà cũng chưa tìm được người mua. Giờ người ta sang Ninh Hiệp với mua online hết có đi chợ mấy đâu nên ở đây vắng lắm” - anh Bình chia sẻ.
Một chiếc áo phông bình thường bán lẻ ở chợ Đồng Xuân có giá từ 100.000 đồng đến 160.000 đồng trong khi đó mua trên mạng cũng với mẫu mã và chất liệu như vậy chỉ khoảng 70.000 đồng – 120.000 đồng được giao đến tận nơi. Sự khác biệt về giá cả và sự tiện lợi càng làm cho mô hình kinh doanh truyền thống ít có sức cạnh tranh với các hình thức bán hàng online.
“Khách mua hàng ít, hàng hóa bán chậm nên người buôn bán ở đây giờ bán hàng chỉ đủ ăn chứ không còn làm giàu như trước kia nữa” - Bà Oanh - một người bán nước lâu năm ở chợ Hôm nói.
Chợ truyền thống không đủ sức cạnh tranh với mua bán online
Tình trạng buôn bán ế ẩm không chỉ ở các chợ đầu mối, các chợ nhỏ ở ven đô cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Cô Nhung – một người bán vải ở chợ Canh (xã Vân Canh – huyện Hoài Đức, Hà Nội) hay về chợ Đồng Xuân lấy hàng cho biết: Giờ buôn bán ế ẩm lắm! Trước kia mỗi tháng cô về chợ Đồng Xuân lấy hàng 7 – 10 lần, giờ đây tháng chỉ về 1 - 2 lần. “Hàng bán chậm cũng chán lắm nhưng mình làm nghề này mấy chục năm quen rồi giờ cũng chẳng biết làm gì nên cứ duy trì vậy thôi”.Cô Nhung chia sẻ.
Tiểu thương ngồi nhàn rỗi lướt điện thoại. Ảnh Kim Xuyến |
Phương thức kinh doanh kiểu cũ đã ngấm sâu vào tiểu thương ở các khu chợ truyền thống. Thay đổi thói quen để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế thị trường cần một lộ trình dài đòi hỏi các cơ quan chức năng và các tiểu thương nỗ lực nhiều hơn nữa. Trong đó, các tiểu thương cần thay đổi tư duy bán hàng, thay đổi cách phục vụ, tiếp cận và học hỏi công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ và doanh số bán hàng.
Giới trẻ ngày nay được tiếp xúc sớm với công nghệ thông tin nên việc ứng dụng vào công việc và cuộc sống nhanh nhậy hơn cũng là một ưu thế. Còn những người kinh doanh theo kiểu truyền thống thường rơi vào lứa tuổi trung niên thậm chí là người cao tuổi nên việc kinh doanh online với họ đúng là một rào cản khó có thể vượt qua.
Đại diện Ban quản lý chợ Hôm chia sẻ: Các tiểu thương ở đây phần lớn là những người trung niên hoặc đã cao tuổi nên trình độ và hiểu biết của họ về internet rất hạn chế. Hướng dẫn họ nộp thuế qua điện thoại đã khó nói gì đến buôn bán online.
Phải thừa nhận rằng bán hàng online đang là xu thế ưu việt được nhiều người lựa chọn. Khi mua hàng online khách hàng được hưởng những tiện ích mà kiểu mua hàng truyền thống chưa làm được đó là giá cả cạnh tranh và công khai, mua bán tiện lợi mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại, chất lượng hàng hóa được đảm bảo, không ưng có thể trả lại mà không mất phí, giao hàng nhanh chóng và thuận tiện… Những điều này càng làm cho tương lai của các chợ truyền thống thêm phần ảm đạm.
Để hạn chế tình trạng buôn bán ế ẩm của các tiểu thương cũng như làm sống lại những nét văn hóa truyền thống đã thành thói quen bao đời của người Việt, thiết nghĩ, cần có những giải pháp tháo gỡ tình trạng khó khăn cho các chợ truyền thống. Các cơ quan chức năng cần phát huy những sáng kiến, ý tưởng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho các tiểu thương thay đổi thói quen phục vụ, từng bước nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin… Các Ban Quản lý chợ cần tăng cường hướng dẫn tiểu thương và đưa ra những chương trình, mục tiêu hành động cụ thể để chợ truyền thống lại hấp dẫn người mua theo một cách mới riêng.