Trước nguy cơ xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc,ăngcườngbảovệđnvậkết quả vđqg indonesia gia cầm, người chăn nuôi trong tỉnh đang cảnh giác cao và tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn.
Người chăn nuôi trong tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Một trong những dịch bệnh nguy hiểm trên heo gây thiệt hại nặng trong thời gian qua là dịch tả heo châu Phi. Tính tới thời điểm này, bệnh vẫn chưa có vắc-xin phòng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, thiệt hại do bệnh này gây ra là vô cùng lớn. Nhiều tỉnh, thành trong cả nước từng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có Hậu Giang. Còn nhớ năm 2019, dịch tả heo châu Phi xuất hiện và bùng phát tại Hậu Giang. Số lượng heo từng tiêu hủy gần 55.000 con. Mãi đến cuối quý I/2020, trên địa bàn tỉnh không còn phát sinh ổ dịch mới. Sau đó, Hậu Giang dần khôi phục lại đàn heo. Người chăn nuôi bước sang giai đoạn vừa tái đàn vừa phòng dịch, khai báo khi tái đàn, tăng đàn và được quản lý nghiêm, hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học. Ý thức phòng bệnh của người chăn nuôi chuyển biến rõ nét.
Ông Trần Văn Lum, ở phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, chia sẻ rằng bản thân rất chú trọng khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng. Bởi ông thấy rằng đây là khâu quan trọng để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, không riêng dịch tả heo châu Phi mà các loại bệnh khác như tai xanh, lở mồm long móng trên heo.
“Bởi vậy, tôi luôn dự trữ vài chai Benkocid trong nhà. Khoảng nửa tháng thì xịt khử khuẩn. Mùa mưa, tầm 7-10 ngày phun 1 lần quanh chuồng trại và lối ra vào. Để an toàn, thức ăn cũng được phun sát khuẩn trước khi cho vào kho chứa. Còn người ngoài thì tuyệt đối không cho bước vào chuồng và tiếp xúc với vật nuôi. Thời buổi này chăn nuôi phải cẩn thận mới mong bảo vệ được “túi tiền” của mình”, ông Lum cho hay.
Còn trên gà, vịt người chăn nuôi cũng chủ động tiêm phòng bệnh cúm gia cầm theo đúng lịch, đủ liều để tạo kháng thể cho vật nuôi. Theo nhận xét của cơ quan chuyên môn, những năm gần đây đa số hộ chăn nuôi đều tuân thủ tốt quy trình tiêm phòng. Nhờ vậy, từ năm 2020 đến nay chưa xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm này ở Hậu Giang.
Chị Nguyễn Thị Liên, ở ấp Vĩnh Hiếu, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cho biết cứ mỗi đợt tái đàn vịt xiêm, mối quan tâm đầu tiên là tiêm phòng cúm gia cầm. Vào mùa mưa chị nuôi nhốt, làm kín chuồng trại để bảo vệ đàn, tránh mưa tạt, gió lùa. Mấy năm nay, dẫu mùa mưa hay mùa nắng thì việc chăn nuôi của gia đình vẫn ổn định, rủi ro thiệt hại do dịch bệnh được giảm xuống mức thấp nhất.
Ngành nông nghiệp đã tăng cường tuyên truyền đến người dân áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Đặc biệt cẩn trọng các bệnh dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh; bệnh cúm gia cầm và mới đây là bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Đồng thời, chuẩn bị tốt các biện pháp ứng phó, kiểm soát nhanh, đảm bảo an toàn khi xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Ông Trịnh Hùng Cường, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Hậu Giang, khuyến cáo: Với những loại bệnh đã có vắc-xin phòng, bà con lưu ý tiêm cho vật nuôi đúng liều, đúng lịch để đạt hiệu quả miễn dịch cao nhất. Riêng dịch tả heo châu Phi chưa có vắc-xin phòng và thuốc trị nên biện pháp hữu hiệu vẫn là kiểm soát về an toàn sinh học; kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn, nước uống, vật trung gian truyền bệnh. Bản thân người chăm sóc nuôi dưỡng cũng phải tuân thủ triệt để các biện pháp an toàn sinh học trước và sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng chỉ đạo cho Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản trực tiếp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh dịch tả heo châu Phi. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, sự lưu hành của vi-rút gây bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản. Huy động lực lượng, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các địa phương xử lý kịp thời, chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu độc, khử trùng môi trường theo đúng quy định.
Bài, ảnh: KỲ ANH