【kết quả club america】Trận chiến dưới nước đặc biệt nhất Thế chiến hai
Tuy nhiên,ậnchiếndướinướcđặcbiệtnhấtThếchiếkết quả club america chỉ có một trận chiến diễn ra khi cả hai tàu đều đang lặn - một tàu ngầm Anh với hỏa lực hạn chế đã hạ đo ván đối thủ Đức được vũ trang mạnh hơn nhiều.
Thủy ngân và công nghệ tiên tiến dành cho Nhật Bản
Đến cuối năm 1944, cả những người bình thường cũng hiểu được rằng các nước Trục phát xít đang ở thế thua trên tất cả các mặt trận, nhưng ở Berlin và Tokyo vẫn còn các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cuồng tín, ngoan cố. Vào cuối Thế chiến II, cố gắng giúp đồng minh Nhật Bản kéo dài cuộc chiến, Đức đã làm mọi cách để xoay chuyển tình thế. Berlin sẵn sàng cung cấp cho Tokyo những công nghệ tiên tiến và vật liệu chiến lược.
Chiếc HMS Venturer của Anh. Nguồn: topwar.ru |
Tháng 12/1944, ở Đức, một chiến dịch mang mật danh "Caesar" bắt đầu được triển khai nhằm mục đích chuyển giao công nghệ tiên tiến và nguồn nguyên liệu thô khan hiếm sang Nhật Bản. Vào thời điểm đó, không có một cơ hội nào để đến được bờ biển Nhật Bản trên một con tàu nổi, lựa chọn duy nhất là sử dụng các tàu ngầm cỡ lớn vượt biển.
Trong Chiến dịch Caesar, Bộ Chỉ huy Đức đã sử dụng một tàu ngầm lớn U-864 lớp IXD2 mang các bản vẽ và chi tiết tên lửa Me-163 Komet, hệ thống dẫn đường tên lửa V-2, máy bay chiến đấu Me-262, động cơ phản lực do Đức sản xuất, cũng như các hợp đồng cấp phép sản xuất chúng tại đất nước Mặt trời mọc. Ngoài ra, còn có hình vẽ các tàu ngầm loại Caproni và Satsuki, hình vẽ radar của công ty Siemens, bản thiết kế máy bay chiến đấu phản lực Campini của Italia.
Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Clay Blair về chiến tranh tàu ngầm ở Đại Tây Dương, một số nhà khoa học và công trình sư của Đức và Nhật Bản cũng có mặt trên tàu với tư cách là hành khách. Hàng hóa nguy hiểm nhất trên tàu ngầm Đức là 1.835 (có tài liệu ghi 1.857) thùng, chứa tổng cộng khoảng 65 tấn thủy ngân kim loại, tối quan trọng đối với ngành công nghiệp chiến tranh của Nhật Bản.
Các đối thủ
Các tàu ngầm loại IXD2 là đỉnh cao phát triển của các tàu thuộc dòng "thứ chín" của Đức Quốc xã, với lượng choán nước 1.616 tấn khi nổi và 2.150 tấn khi lặn; dài 87,6m, rộng 7,5m, độ sâu tối đa khi lặn 230m; di chuyển với tốc độ 12 hải lý/giờ, tàu có dự trữ hành trình 23.700 hải lý; tổ hợp động lực gồm hai động cơ diesel công suất 2700 mã lực mỗi động cơ, và hai động cơ điện 505 mã lực, giúp tàu đạt tốc độ tối đa trên mặt nước 19,2 hải lý/giờ và tốc độ lặn tối đa 6,9 hải lý/giờ.
Các tàu ngầm IXD2 được trang bị vũ khí mạnh - 24 quả ngư lôi cỡ 533mm, với 6 ống phóng; 1 pháo 37mm; 1 súng phòng không 20mm... Tàu ngầm U-864 được khởi đóng ngày 15/10/1942 tại xưởng đóng tàu ở Bremen, hạ thủy ngày 12/8/1943, đưa vào trang bị ngày 9/12/1943. Từ tháng 12 đến cuối tháng 10/1944, tàu ngầm U-864 là một phần của hải đội huấn luyện. Ngày 1/11/1944, U-864 được chuyển giao cho đội tàu ngầm Kriegsmarine số 33, ngoài nhiệm vụ tuần tra chiến đấu còn được sử dụng làm tàu vận tải biển, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu chiến lược từ Nhật Bản sang Đức và ngược lại.
Người Anh biết đến Chiến dịch Caesar nhờ liên lạc vô tuyến của Đức bị tình báo chặn và giải mã. Được cử đi đánh chặn tàu ngầm đối phương với một lượng hàng hóa có giá trị là tàu ngầm HMS Venturer của Anh (P68), có kích thước khiêm tốn hơn nhiều. Tàu ngầm Anh có lượng choán nước khi nổi chỉ 662 tấn, khi lặn 742 tấn; dài 62,48m, rộng 4,88m; được gắn hai động cơ diesel có công suất 400 mã lực mỗi chiếc và hai động cơ điện 450 mã lực; độ sâu tối đa lặn 109m. Một ưu điểm quan trọng của Venturer là tốc độ dưới nước cao - 10 hải lý/giờ, tốc độ mặt nước 11,25 hải lý/giờ.
Xác chiếc U-864 của Đức. Nguồn: wearethemighty.com |
Trang bị vũ khí của tàu ngầm Anh, cũng kém hơn - 4 ống phóng ngư lôi 533mm và cơ số đạn 8 quả; 1 pháo sàn 76,2mm và ba súng máy phòng không 7,62mm. P68 được khởi đóng ngày 25/8/1942, hạ thủy ngày 4/5/1943, đưa vào hoạt động ngày 19/8/1943. Chiếc tàu ngầm này đã tích cực tham gia các chiến dịch quân sự kể từ tháng 3/1944 và đánh chìm 13 tàu buôn của Đức và Na Uy, cũng như tàu ngầm Đức U-771 (ngày 11/11/1944). Nhưng nổi tiếng nhất là HMS Venturer tham gia trận chiến đấu thứ 11 của dưới sự chỉ huy của Trung úy tàu ngầm Launders, 25 tuổi.
Chuyến đi định mệnh
Chiến dịch Caesar được bắt đầu ngày 5/12/1944, dưới sự chỉ huy của Đại úy Ralf-Reimar Wolfram, 32 tuổi. Đồng minh kiểm soát phần lớn vùng biển mà tàu sẽ phải đi qua, vì vậy, Wolfram quyết định bám sát bờ biển để được các lực lượng trên bờ của Đức bảo vệ. Trong khi đi qua kênh Kiel, U-864 tiếp cạn và làm hư hỏng thân tàu; ngày 12/1/1945, trong khi U-864 vẫn đang được sửa chữa, các máy bay ném bom của Anh đã không kích, khiến việc sửa chữa bị trì hoãn thêm. Đầu tháng 2, sau khi tàu được xuất xưởng, Wolfram lại bắt tay vào nhiệm vụ.
Trên cơ sở một bức điện vô tuyến của Đức được tình báo Anh chặn và giải mã, ngày 6/2/1945, tàu ngầm Venturer đã được gửi đến khu vực Đảo Fedje tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm Đức U-864 chở hàng chiến lược cho Nhật Bản. Vào thời điểm đó, tàu ngầm U-864 của Wolfram đã đi qua đây, nhưng may mắn đã đứng về phía người Anh. Ngày 8/2, người Anh đã có thể xác minh tọa độ và hướng đi của tàu ngầm Đức bằng cách chặn một tin nhắn từ U-864, báo cáo cho căn cứ rằng, nó đang quay trở lại Bregen do trục trặc động cơ diesel.
Ngày 9/2/1945, tàu ngầm U-864 đi qua vùng sục sạo của Launders. Vào lúc 8h40 sáng, chuyên gia âm thanh trên tàu Venturer nghe thấy tiếng cánh quạt, nhưng Trung úy Launders quyết định không sử dụng sonar để tránh làm lộ bản thân. Vào khoảng 10h sáng, các thủy thủ Anh với sự hỗ trợ của kính tiềm vọng đã phát hiện ra chiếc tàu ngầm Đức. Lúc này, đích thân Đại úy Wolfram nâng kính tiềm vọng lên, cố gắng tìm kiếm các tàu Đức được cho là sẽ hộ tống tàu bị trục trặc về căn cứ. Vào thời điểm đó, U-864 chỉ chạy bằng một động cơ diesel, sử dụng ống thở.
Cựu Trung úy Launders - chỉ huy tàu HMS Venturer - sau chiến tranh. Nguồn: topwar.ru |
Vào lúc 10h50, Launders đã báo động chiến đấu, khi vẫn chưa đủ dữ liệu về hành trình, tốc độ và khoảng cách để thực hiện một cuộc tấn công bằng ngư lôi. Venturer bắt đầu di chuyển song song bên phải tàu ngầm Đức và cuộc bám đuổi tiếp tục trong một thời gian dài. Viên Trung úy Anh hy vọng tàu ngầm Đức sẽ nổi lên, dễ dàng để tấn công. Tuy nhiên, thời gian trôi qua và tàu Đức không có ý định nổi lên. Chiếc U-864 di chuyển ngoằn ngoèo, rất có thể trên tàu người ta nghi ngờ có tàu ngầm đối phương ở gần. Được hướng dẫn bởi thông tin gián tiếp nhận được, Launders dần dần có thể ước tính khoảng cách tới mục tiêu, cũng như tốc độ của U-864 và kích thước gần đúng của tàu Đức.
Các tính toán Launders được thực hiện với sự trợ giúp của các công cụ sẵn có trong tay và công cụ do chính mình sáng chế. Viên sĩ quan người Anh đã mất khoảng ba giờ để hoàn thành tất cả các tính toán và ước tính. Vào lúc 12h12 trưa, do sắp hết pin, tàu ngầm Anh Venturer đã quyết định bắn một loạt bốn quả ngư lôi theo hình quạt tại điểm đã được tính toán với cách bố trí ngư lôi dọc theo hành trình và độ sâu.
Trên tàu ngầm U-864, người Đức nghe thấy tiếng động của ngư lôi và bắt đầu lấy độ sâu. Ba (có tài liệu ghi là 7) quả ngư lôi đầu tiên bắn trượt mục tiêu, nhưng quả thứ 4 (thứ tám) bắn trúng trực tiếp vào khu vực buồng lái chiếc U-864. Vào 12h14 phút, Trung úy Launders ghi vào sổ nhật ký là nghe thấy một tiếng nổ lớn, sau đó là âm thanh của sự phá hủy thân tàu. Chuyên gia âm thanh của tàu ngầm Anh báo cáo anh ta không còn nghe thấy tiếng ồn của chân vịt của tàu Đức.
Thân tàu ngầm Đức U-864 bị vỡ thành hai phần cùng 73 người đã yên nghỉ dưới độ sâu 150m, cách xa đảo Fedje của Na Uy 2 dặm. Địa điểm này đã không bị xáo trộn trong gần 60 năm cho đến khi Hải quân Na Uy phát hiện ra nó vào tháng 10/2003.
Do thủy ngân bị rò rỉ từ các lọ bị hư hỏng ngày càng tăng mỗi năm, việc đánh bắt cá bị cấm trong khu vực. Chính phủ Na Uy đã dành 15 năm để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra khi nâng xác tàu lên, với những quả ngư lôi nguy hiểm chưa nổ bên trong. Cuối cùng, vào tháng 2/2017, người ta quyết định phủ lên chiếc U-864 50cm cát và 160.000 tấn đá để “niêm phong” thủy ngân bên trong xác tàu, ngăn ngừa ô nhiễm và thiệt hại thêm cho hệ sinh thái.
Đọc thêm tin quân sự trên VietNamNet
Theo VOV
Hình ảnh đầu tiên của tàu ngầm Mỹ va chạm ở Biển Đông
Một trang web quân sự đã công bố hình ảnh đầu tiên của tàu USS Connecticut kể từ sau vụ đâm phải núi ngầm ở Biển Đông hồi đầu tháng 10.