Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khảo sát mô hình trồng dứa công nghệ cao tại huyện Cam Lộ,âydựngnôngthônmớiQuảngTrịđilêntừcơsởbong da truc tiep k+ Quảng Trị. |
Thứ Bảy vì nông thôn mới
Để cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đầu năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ra Thông báo số 605-TB/TU yêu cầu các cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý không nghỉ ngày thứ Bảy hằng tuần, mà tới các địa phương để đôn đốc xây dựng nông thôn mới và các dự ánđộng lực.
Trước đó, Tỉnh ủy Quảng Trị cũng ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU (ngày 20/4/2017) về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết, các phong trào “Ngày thứ Bảy vì nông thôn mới”, “Ngày thứ Bảy vì các dự án động lực” triển khai thời gian qua đã thay đổi căn bản nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức. Đó là không chỉ làm việc trong giờ hành chính, mà thứ Bảy, Chủ Nhật cũng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Đây là dịp để mỗi cán bộ có thêm thực tế, được rèn luyện, thử thách, cùng tháo gỡ khó khăn với cơ sở.
Kết quả mà Quảng Trị thu được là tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh đã có 52/117 xã (chiếm 44,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 34 xã so với năm 2015). Trong đó, huyện Hải Lăng có 9/19 xã, Triệu Phong có 6/18 xã, Gio Linh có 8/18 xã, Vĩnh Linh có 15/19 xã, Cam Lộ có 8/8 xã, Hướng Hóa có 5/20 xã. Hệ thống cơ sở y tế được cải thiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Kinh tếnông thôn chuyển dịch mạnh mẽ, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.
Theo ông Hùng, 5 năm trở lại đây, nông nghiệp Quảng Trị phát triển khá ổn định và toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nhiều dự án, mô hình mới được triển khai như sản xuất vùng nguyên liệu dứa liên kết với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Dao, trồng chanh leo với Công ty TNHH Nafood, liên kết trồng lúa hữu cơ với Công ty Ong Biền - Đại Nam, Tập đoàn FLC đầu tưphát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cam Lộ và Triệu Phong... đã phát huy hiệu quả tích cực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ dân nông thôn.
Đổi thay căn bản bộ mặt nông thôn
Có dịp đi cùng đoàn công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính dẫn đầu đến Cam Tuyền - một xã thuộc vùng khó của huyện Cam Lộ trong “Ngày thứ Bảy vì nông thôn mới”, chúng tôi cảm nhận được tinh thần chung sức xây dựng nông thôn mới của lãnh đạo và nhân dân ở đây.
So với thời điểm vừa triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Cam Tuyền hôm nay đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt, cuộc sống của hơn 80 hộ đồng bào người dân tộc Vân Kiều tại bản Chùa đã được cải thiện rõ nét. Theo Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền, ông Hoàng Liên Sơn, xã này đã hoàn thành 19 tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
“Bộ mặt nông thôn khởi sắc, hệ thống giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, trường học… được đầu tư xây dựng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển. Đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Trong thời gian tới, xã Cam Tuyền tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”, ông Sơn nói.
Theo ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dụng nông thôn mới, vùng nông thôn của Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cùa người dân. Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, có nhiều mô hình chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa, có liên kết, tạo lợi nhuận cao cho người nông dân; đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
“Phong trào xây dụng nông thôn mới đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, có tính nhân văn, lan tỏa sâu rộng và người dân đồng tình hưởng ứng. Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng cao, nhất là trong phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn”, ông Đồng nhấn mạnh.
Tính đến cuối năm 2019, Cam Lộ có:
100% đường giao thông liên xã, liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa;
Toàn bộ hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã được đảm bảo phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai;
100% trường trung học cơ sở và tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
Trạm y tế các xã, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia;
100% số thôn đã có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng;
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 38,34 triệu đồng/người/năm;
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,57% theo chuẩn đa chiều; không có hộ ở nhà tạm, nhà dột nát, không có hộ nghèo thuộc diện chính sách.