【ket qua bong da truc tuyen 7m】Điểm sáng thu hút đầu tư ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Ưu tiên dự án công nghệ cao
Tại TPHCM,Điểmsángthuhútđầutưởvùngkinhtếtrọngđiểmphíket qua bong da truc tuyen 7m trong quá trình triển khai thu hút vốn FDI, thành phố đặc biệt coi trọng và từng bước lựa chọn, tập trung thu hút vốn trong các lĩnh vực ít thâm dụng lao động, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao.
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) cho biết, đến nay, Ban đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 148 dự án, với vốn đầu tư 38.290,8 tỷ đồng cho 93 dự án trong nước và 5,4 tỷ USD cho 55 dự án FDI. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp tại SHTP tăng dần qua các năm và tổng giá trị sản lượng sản phẩm công nghệ cao đến nay đã đạt gần 45 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2018 sẽ đạt giá trị sản xuất là 14 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ vượt mốc 20 tỷ USD. Đó là số vốn đầu tư mà các doanh nghiệp FDI rót vào SHTP trong 16 năm qua. Điển hình có sự góp mặt của các tập đoàn, công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới như: Intel, Sanofi, Samsung, Schneider, Datalogic, Jabil...
Ngoài ra, theo ông Quốc, định hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của SHTP sẽ tập trung vào nhiệm vụ tiếp cận và đón đầu sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; với những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot…
Tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), hiện nay cũng đang có 50 doanh nghiệp FDI đầu tư, trong tổng số 155 doanh nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin. Trong số này có 4 doanh nghiệp hàng đầu thế giới như KDDI, HITACHI (Nhật Bản), Concentrix (Hoa Kỳ) và Hexagone (Anh); 6 doanh nghiệp có chứng chỉ quản lý chất lượng sản xuất phần mềm tiên tiến thế giới CMMI như TMA Solutions, GCS, SPS, Digi-Texx, Larion và Misa.
Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, các doanh nghiệp đã xây dựng và cung cấp hơn 250 sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm, giải pháp chủ yếu được xuất khẩu trên 20 quốc gia tập trung vào: Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu...
Thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển thành phố, hiện TPHCM đang tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghệ cao, phát triển đô thị thông minh. Để đạt được mục tiêu trên, thành phố đã và đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hạ tầng, nghiên cứu tìm kiếm đất sạch, xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành… để thu hút nhà đầu tư FDI.
Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, việc quy hoạch và phát triển hạ tầng phải đi trước một bước. Quy hoạch phù hợp giúp nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn, đầu tư cơ sở vật chất hoạt động dài hạn, qua đó giúp thành phố bảo vệ môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đảm bảo chất lượng sống người dân. Thành phố cũng chủ động xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghệ cao để xây dựng đô thị hiện đại như công nghiệp ôtô, sản phẩm nông nghiệp mới, công nghiệp môi trường, năng lượng tái tạo...
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố luôn coi trọng và quan tâm mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lâu dài tại thành phố. Thành phố cam kết xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng để gia tăng sự hấp dẫn và tính cạnh tranh về đầu tư cho các doanh nghiệp FDI.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, trong năm 2018, tính chung cả vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, TPHCM thu hút đầu tư FDI ước đạt 7,07 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 950 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đạt 800 triệu USD, tăng 12,4% số dự án cấp mới và bằng 34% vốn đầu tư so với cùng kỳ năm trước. Hiện toàn thành phố, tổng số dự án FDI còn hiệu lực là 8.154 dự án, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,63 tỷ USD.
Đầu tư FDI gắn với đô thị thông minh
Cũng là một trong những điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thu hút đầu tư FDI, khu vực kinh tế có vốn đầu tư FDI tại Bình Dương đã đạt được những thành tựu đánh kể.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút trên 1,6 tỷ USD vốn đầu tư FDI, vượt 17,6% kế hoạch của năm 2018; trong đó có 173 dự án đầu tư mới với 843 triệu USD, 102 dự án điều chỉnh tăng vốn với 537 triệu USD và 121 dự án góp vốn với 312 triệu USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh Bình Dương có 3.472 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 31,75 tỷ USD. Các ngành thu hút nhiều vốn FDI nhất là công nghiệp sản xuất điện tử, kim khí, máy móc, thiết bị… Đặc biệt, có nhiều dự án đã đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ mà Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng còn thiếu và yếu, như dự án của Tập đoàn Far Easetern, dự án của Tập đoàn DDK...
Để đón làn sóng đầu tư và đạt kết quả ấn tượng trên, thời gian qua, Bình Dương đã đầu tư nguồn lực lớn hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó việc phát triển hệ thống giao thông, tạo kết nối thuận lợi với các địa phương trong khu vực đã tạo nên sức hấp dẫn đáng kể đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tập trung thực hiện chương trình đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020, hướng đến với mục tiêu tập trung thu hút đầu tư thông minh, bên cạnh tiếp tục phát triển các thị trường truyền thống, Bình Dương sẽ tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường. Đồng thời với định hướng phát triển một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, quy hoạch đô thị theo hướng thông minh và tạo nền tảng tiến lên nền kinh tế tri thức, Bình Dương hiện đang triển khai đề án thành phố thông minh trên cơ sở nghiên cứu mô hình đột phá thành công của các thành phố thông minh trên thế giới.
Trong hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp hồi tháng 8/2018, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam đã thẳng thắn cho biết, tỉnh có chủ trương hạn chế cấp phép đầu tư cho các DN thâm dụng lao động, công nghệ cũ như gia công giày da, may mặc, ngành nghề thâm dụng điện năng đồng thời chuẩn bị mọi yếu tố thuận lợi chào đón các DN công nghệ cao, chăm lo tốt phúc lợi cho người lao động và chung tay xây dựng các thiết chế văn hóa, trường lớp ngay trong KCN và sẵn sàng từ chối các nhà đầu tư không đạt yêu cầu. Trong 2 năm gần đây, Bình Dương đã từ chối hàng chục doanh nghiệp đến xin đầu tư nhưng giới thiệu công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, cần diện tích đất lớn.
Theo nhận định của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR-VT), điểm sáng trong bức tranh thu hút đầu tư của tỉnh trong năm 2018 là đã khởi công và thu hút được một số dự án đầu tư lớn. Cụ thể, trong năm 2018, ước tính tỉnh BR-VT sẽ thu hút được khoảng 1.952 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài từ 44 dự án đầu tư mới và 14 dự án điều chỉnh tăng vốn. Dự kiến đến cuối năm 2018 trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 351 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 27.324 triệu USD. Trong đó, có 189 dự án trong khu công nghiệp vốn đăng kí 10.973 triệu USD và 162 dự án ngoài khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 16.351 triệu USD. Còn tại tỉnh Đồng Nai, tính đến tháng 11/2018, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn là 1.767,2 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 76% kế hoạch năm 2018. Trong đó, cấp mới 109 dự án với tổng vốn 945,9 triệu USD; 94 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn tăng thêm 821,2 triệu USD. Các dự án thu hút trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh là thu hút có chọn lọc, ưu tiên chọn dự án công nghệ cao, lao động có tay nghề, dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện môi trường... |