Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang cho thấy dễ bị tổn thương nhất trong tình thế căng thẳng hiện tại. Rất khó để tìm lý do cụ thể,ổphiếungânhànggiảmthịtrườngvẫnđanglongạirủirochiếkeo nha cai anh có thể do giá trước đó tăng tốt nên áp lực bán nhiều, cũng có thể do việc các ngân hàng Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT... Nói chung xu hướng giảm của cổ phiếu ngân hàng đang khá rõ.
Phiên hôm nay hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giảm tới trên 3% giá trị như EIB giảm 5,47%, MBB giảm 4,41%, STB giảm 4,29%, HDB giảm 4,2%, CTG giảm 3,9%, BID giảm 3,74%, LPB giảm 3,37%, VPB giảm 3,31%, TPB giảm 3,15%.
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Trong tổng số 27 cổ phiếu ngân hàng trên 3 sàn, duy nhất SSB tăng 2,44%, KLB tăng 0,36%, còn lại 22 cổ phiếu khác giảm giá. Chỉ số VNFIN của sàn HoSE ghi nhận mức giảm 2,78%.
Không chỉ cổ phiếu ngân hàng, nhóm chứng khoán cũng “bay màu” đáng kể: SSI giảm 2,61%, VCI giảm 1,1%, VND giảm 3,31%, HCM giảm 2,11%...
Ảnh hưởng của cổ phiếu ngân hàng là rất lớn vì nhóm này chiếm tỷ trọng vốn hóa cao trong các chỉ số. VN30-Index là ví dụ, chỉ số này đóng cửa giảm 1,42% so với tham chiếu trong khi VN-Index giảm 0,88%.
Đà tăng mạnh mẽ của các cổ phiếu ngân hàng trong 2 tháng đầu năm có lẽ đang thúc đẩy nhanh hơn quá trình điều chỉnh ở nhóm này, kết hợp với các yếu tố thị trường khác. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã giảm mạnh từ đỉnh tháng 1 như BID giảm 13,4%, TCB giảm 8,6%, CTG giảm 15%, ACB giảm 8%... Dù vậy đây vẫn chỉ là các điều chỉnh ngắn hạn và tỷ lệ giảm thấp hơn tỷ lệ tăng trước đó.
Cổ phiếu ngân hàng hôm nay tác động có phần hạn chế hơn trong chỉ số VN-Index. Đầu tiên là VCB, mã có khả năng lôi kéo chỉ số nhất, lại trụ được mức tham chiếu lúc đóng cửa, HPG cũng không giảm. Thứ hai, trụ lớn như VIC chỉ giảm nhẹ 0,38%, VHM giảm 0,64%. Thứ ba, GAS tăng 1,27%, SAB tăng 1,5% là cứu cánh. Nhờ sự giằng co nhất định này mà VN-Index thiệt hại ít hơn nhiều so với VN30-Index.
Mặc dù vậy nếu nhìn sang các cổ phiếu thì tình thế cũng không được khả quan. Số giảm giá hôm nay quá nhiều, tới 319 mã trong khi số tăng 137 mã. Sàn HoSE tuy thể hiện điểm giảm nhẹ ở chỉ số thì vẫn có nguy cơ gây thiệt hại ở cổ phiếu. Những mã ngân hàng là ví dụ, giảm tới trên 2% hay 3% là tốc độ bào mòn tài khoản rất nhanh.
Việc các nước phương Tây vẫn chưa dừng các quyết định trừng phạt đối với Nga khiến cho thị trường chưa thể dự đoán hết được rủi ro. Chẳng hạn hôm nay Mỹ lại đóng cửa không phận với các máy bay Nga. Đặc biệt là cho đến giờ Nga phần lớn vẫn chưa công bố lệnh trả đũa các đòn trừng phạt. Thị trường càng khó đoán liệu Nga sẽ làm gì để đáp trả tương xứng.
Trong khi sự mù mờ vẫn bao phủ, chỉ có giá dầu là chắc chắn tăng trước lo ngại Nga sẽ sử dụng đến quân bài dầu khí. Ngay cả khi Nga chưa có động thái nào thì việc thanh toán khó khăn do các ngân hàng Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT cũng đã thổi giá dầu lên cao. Đến cuối phiên giao dịch của Việt Nam, giá dầu WTI lên tới 110 USD/thùng, dầu Brent vượt 111 USD/thùng.
Cổ phiếu dầu khí, phân bón dĩ nhiên hưởng lợi và tăng rất tốt. Tuy nhiên đó chỉ là một phần của thị trường. Chưa bao giờ có chuyện toàn bộ dòng tiền đổ xô vào vài chục cổ phiếu ở các nhóm này.
Hôm nay thanh khoản có sự gia tăng đột biến dù chưa bằng được phiên ngày 24/2 vừa qua, nhưng cũng đạt 32.703 tỷ đồng khớp lệnh hai sàn. Phải 6 tuần rồi thị trường mới lại có 2-3 phiên khớp lệnh tới được ngưỡng 30 ngàn tỷ. Đáng buồn là các phiên thanh khoản cao như vậy đều đi kèm với giá cổ phiếu giảm chiếm ưu thế.
Nhà đầu tư có thể đang gia tăng phòng vệ trước các rủi ro khó đoán trong ngắn hạn bằng cách tăng tỷ trọng tiền mặt lên. Hôm nay cũng là ngày T+4 của kỷ lục thanh khoản. Nếu nhà đầu tư nào chốt hôm qua thì đa số vẫn có lời, nhưng hôm qua thanh khoản giảm nghĩa là có nhiều người giữ cổ phiếu lại. Đến hôm nay giá lại tụt mạnh, khiến sức ép vớt vát lợi nhuận khiến lượng bán nhiều hơn.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
29.332 tỷ đồng (+18%) | 915 triệu (+15%) | 3.372 tỷ đồng (-4%) | 104,7 triệu (-11%) |