【nam dinh vs thanh hoa】Singapore, thành phố Hồ Chí Minh: Lựa chọn hàng đầu ASEAN về đầu tư

Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên lọt vào top 10 các thành phố được ưa thích nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đầu tư xuyên biên giới. Ảnh minh họa: Reatimes/TTXVN

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy,ànhphốHồChíMinhLựachọnhàngđầuASEANvềđầutưnam dinh vs thanh hoa Singapore đứng ở vị trí thứ 2 và thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 5; đây là lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam lọt vào top 10.

Ông Desmond Sim, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Đông Nam Á của CBRE nhận định: "Singapore tiếp tục là một trung tâm quan trọng đối với các tập đoàn nước ngoài muốn tiếp cận khu vực Đông Nam Á". Ông nói thêm rằng, mặc dù giá thuê khu trung tâm (CBD) ở Singapore giảm trong năm ngoái, giá thuê được dự báo sẽ tăng trong 3 năm tới, do tỷ lệ chỗ trống thấp và nhu cầu mạnh mẽ.

Trong năm nay, nhu cầu văn phòng tại Singapore dự kiến ​​sẽ được thúc đẩy bởi các công ty công nghệ Trung Quốc và những công ty dịch vụ tài chính phi ngân hàng, chẳng hạn như các nhà quản lý đầu tư và quỹ đầu cơ.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong những năm gần đây, bởi đây "được xem là nơi có tiềm năng đánh giá cao hơn đối với giá trị tài sản và lợi nhuận cao hơn", ông Desmond Sim cho hay.

Cuộc khảo sát về ý định đầu tư xuyên biên giới thu hút 492 người trả lời là các nhà đầu tư trên khắp khu vực châu Á. Trong đó, Tokyo (Nhật Bản) tiếp tục giữ vị trí đầu bảng; Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thâm Quyến (Trung Quốc), Sydney (Australia), Osaka (Nhật Bản) và Melbourne (Australia) đều nằm trong top 10.

Trong số các nhà đầu tư quan tâm đến khu vực Đông Nam Á, gần 2/5 các nhà đầu tư sẵn sàng trả cao hơn 10% cho các giao dịch bất động sản trong năm nay, so với năm 2020.

Cũng theo cuộc khảo sát nói trên, lĩnh vực công nghiệp/hậu cần vẫn là những lựa chọn hàng đầu, với 39,4% số người được hỏi cho biết họ quan tâm; tiếp theo là lĩnh vực văn phòng, ở mức 35,8%.

Sự quan tâm đến lĩnh vực nhà hàng khách sạn cũng tăng lên, tuy vẫn ở mức khiêm tốn, với 16,7% số người được hỏi bày tỏ sự quan tâm. Trong cuộc khảo sát rộng hơn ở châu Á - Thái Bình Dương, sự quan tâm đối với lĩnh vực khách sạn và bán lẻ ghi nhận mức yếu hơn.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times)