Qua đó nhà máy đã đầu tư 2 tỷ đồng thực hiện các công trình hạ tầng như: xây dựng mương hở và 5 hố ga thu gom nước chảy tràn mà trước đây đã chảy xuống mặt đất ra thẳng sông Tiền; 1 cống hở ở khu cán thép để thu gom dẫn nước về khu bể lắng nhằm để giải nhiệt,épthépMiềnTâyhoạtđộngtrởlạnhận định soi kèo ngoại hạng anh sau đó tuần hoàn tái sử dụng. Bên cạnh đó nhà máy còn trang bị 4 thùng rác chuyên dùng có phân loại để thu gom chất thải trong sinh hoạt của công nhân, chất thải trong sản xuất và chất thải rắn nguy hại; sửa chữa lắp đặt 5 chụp hút thu gom khí thải phát sinh từ các lò nấu để đảm bảo khí thải được thu gom triệt để về hệ thống xử lý…
Trong quá trình thử nghiệm khắc phục, nhà máy đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Viện Công nghệ Môi trường) thực hiện việc đo đạc, thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường, kết quả các mẫu phân tích đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.
Nhà máy thép Miền Tây hoạt động từ năm 2009, đã có thời gian dài gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn cả ngày lẫn đêm, nước thải ra sông Tiền và khu dân cư, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) và xã Tân Long (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) sinh sống dọc hai bên bờ sông, người dân rất bức xúc.
Vào tháng 5-2013 Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, xác định nhà máy đã vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn, qua đó đã ra quyết định tạm ngưng hoạt động những hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhà máy, xử phạt 162 triệu đồng và buộc phải khắc phục, đồng thời thành lập Ban giám sát nhân dân để theo dõi giám sát vận hành dự án thử nghiệm khắc phục ô nhiễm môi trường, nhằm đảm bảo quyền lợi thiết thực, trả lại môi trường sống trong sạch cho nhân dân./.
Thu Trang