游客发表
发帖时间:2025-01-10 08:06:28
Đại biểu đề nghị lùi thời gian thông qua luật về 3 đặc khu
Trên cơ sở tổng hợp các kiến nghị đề xuất,Đạibiểuđềnghịkiểmtragiámsátvềđấtđaitạiđặkqbd thuy si tiêu chí lựa chọn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trình Quốc hội xem xét, lựa chọn 2 trong 4 nội dung sẽ giám sát chuyên đề tại 2 kỳ họp của năm 2019. Đó là: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2011 - 2018; việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2014 - 2018; việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011 - 2018; việc thực hiện chính sách, pháp luật về lập, quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2011 - 2018.
Thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến cho rằng nên tập trung vào 2 chuyên đề rất cần thiết, đang được quan tâm hiện nay là việc thực hiện chính sách pháp luật về dân tộc thiểu số và miền núi và việc quản lý, sử đụng đất đai đô thị.
Đồng tình với việc lựa chọn 2 chuyên đề trên, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cũng đề nghị trong nội dung giám sát đất đai giai đoạn 2014 - 2018 nên lồng ghép cả một chương trình giám sát ở 3 đặc khu chuẩn bị được thông qua.
Theo đại biểu Thái Trường Giang, cần đánh giá, xem xét việc đất đai ở các đặc khu được sử dụng, chuyển đổi mục đích ra sao, giao dịch như thế nào để có cơ sở đánh giá kỹ các vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Đồng thời, để cân nhắc cẩn trọng hơn, đại biểu đề nghị nên lùi thời gian thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sang kỳ họp sau, tiến hành kiểm tra đất đai tại các địa phương này nhằm giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây.
Về hình thức báo cáo kết quả giám sát, đại biểu Thái Trường Giang đề nghị các đoàn giám sát đi thực tế nên có những video clip hoặc báo cáo bằng power point trên hội trường này để minh họa sống động các đợt đi giám sát. Qua đó, đại biểu sẽ theo dõi tốt hơn và kết quả giám sát không bị khô cứng, không sinh động.
Chưa cần thiết giám sát các quỹ ngoài ngân sách
Nêu ý kiến về chuyên đề thứ 4 được UBTVQH trình là giám sát chính sách pháp luật về các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN, đại biểu Đinh Văn Nhã (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này trong hệ thống quy định của pháp luật có khoảng hơn 85 quỹ theo luật và theo nghị định của Chính phủ. Nhưng trên thực tế đã thành lập và hoạt động thì khoảng trên 35 quỹ, như vậy số được thành lập và hoạt động so với quy định của pháp luật là không nhiều.
Trước một số ý kiến lo ngại việc các quỹ này được bố trí vốn không đúng, dàn trải ra rất nhiều mục tiêu và không được kiểm soát, đại biểu Đinh Văn Nhã cho biết, thực tế có hai quỹ lớn nhất là Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chiếm khoảng 85% đến 90% tổng số vốn của 35 quỹ. Các quỹ còn lại số vốn không nhiều, có những quỹ chỉ có vài chục hay vài trăm triệu đồng. Hàng năm, các quỹ này được kiểm toán theo định kỳ, đặc biệt là Quỹ BHXH và BHYT. Đây là hai quỹ hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội và Ủy ban Các vấn đề xã hội đã thẩm tra, báo cáo nghiêm túc, việc giám sát quỹ này hàng năm rất tốt.
Bên cạnh đó, theo Luật NSNN, từ 2017 trở đi sẽ không có chuyện NSNN cấp kinh phí hoạt động cho các quỹ này và trường hợp các quỹ được NSNN hỗ trợ cấp vốn điều lệ thì phải đảm bảo 3 điều kiện cần thiết, căn bản là: Được thành lập theo quy định của pháp luật; các quỹ phải có khả năng tài chính độc lập; các nguồn thu, nhiệm vụ chi của các quỹ này là không bị trùng với nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN.
Hơn nữa, đại biểu cũng cho biết, qua kiểm toán, giám sát hàng năm, các quỹ lớn như Quỹ BHXH, Quỹ BHYT không thấy vấn đề gì lớn mà Kiểm toán Nhà nước kiến nghị. Với các quỹ khác, hiện nay các địa phương rà soát, sắp xếp lại, tổ chức gọn lại đầu mối để không dàn trải, phân tán. Do đó, đại biểu Đinh Văn Nhã cho rằng không cần thiết phải tổ chức giám sát các quỹ này và thay vào đó nên bổ sung giám sát chuyên đề về xâm hại trẻ em như ý kiến một số đại biểu nêu.
Góp ý kiến khác về nội dung giám sát, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) nêu thực tế hiện nay việc thực hiện kiến nghị của các đoàn giám sát, sau giám sát thì vẫn còn có nơi, có chỗ, có cấp, tổ chức chưa quan tâm, do vậy giám sát xong các nội dung vấn đề đó cũng dừng lại tại đó. Đồng thời, qua giám sát phát hiện thấy những vấn đề cần phải sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và đưa vào nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật này rất chậm. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung giám sát về việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện chủ trương về thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chủ trương của Trung ương./.
Hoàng Yến
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接