Lao động tự tìm việc làm
Vượt khó
Đã hơn 5 năm làm nghề chạy xe ba gác,ượtkhómưtỷ lệ kèo u23 châu á chưa bao giờ anh Nguyễn Thanh Tùng (KQH Bàu Vá, TP. Huế) lại ế ẩm như thời gian này. Như thường lệ, mỗi sáng anh từ đường Bùi Thị Xuân đến trước cổng Ga Huế chờ khách. Trước khi xảy ra dịch bệnh, mỗi ngày anh chạy được không dưới 5 “cuốc”, kiếm 400-500 nghìn đồng. Thời điểm này, dịch tạm lắng nhưng hoạt động vận chuyển hàng hóa vẫn ế. Dong xe ra phố cả ngày nhưng mỗi ngày anh Tùng kiếm chưa đến 100 nghìn đồng.
Không chỉ những lao động tự do như anh Tùng phải “gắng sức” để qua đại dịch mà nhiều công nhân, người lao động tại các đơn vị, cơ sở sản xuất nông, công nghiệp trên địa bàn bị giãn việc, họ phải tìm cách mưu sinh vượt khó trong thời điểm dịch bệnh.
Hồ Đăng Khoa, công nhân của một công ty sợi ở Khu công nghiệp Phú Bài, vừa xin nghỉ việc vì thu nhập bị giảm. Trong khi tìm việc mới, anh Khoa đi phụ thợ nề và xin các chủ vườn cây phụ trồng hoa, cây kiểng để có thu nhập, trang trải cuộc sống qua ngày. “Vợ thất nghiệp, hai đứa con vào năm học mới phải nộp nhiều thứ tiền nên em lo bở hơi tai suốt gần tháng nay”, Khoa nói.
Anh Nguyễn Văn Hùng hơn 10 gắn bó với quán cơm ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế tuy không dư giả nhiều nhưng cũng giúp vợ chồng anh có nguồn thu ổn định. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, anh phải sang nhượng quán lại cho một chủ khác vì thu nhập không đủ trả tiền thuê mặt bằng 5 triệu đồng/tháng.
Anh Hùng chia sẻ: Trước đây, mỗi ngày quán bán trên dưới 100 suất cơm, doanh thu 1,5-2 triệu đồng, lãi 500-600 nghìn đồng, nhưng mấy tháng vừa qua đều “đứng bánh”. Thời điểm này, khi dịch COVID-19 tạm lắng, anh Hùng bàn với vợ nấu cơm trắng (cơm bụi) bán vỉa hè và ship cho nhân viên văn phòng nhưng cũng ế ẩm.
Không chủ quan trong thời điểm “bình thường mới”
Tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến hàng nghìn công nhân, người lao động tự do... lâm vào cảnh khó khăn. Chính phủ đã kịp thời với chính sách “không ai bị bỏ lại phía sau”. Song kinh tế vẫn bị ảnh hưởng, ngân sách nhà nước còn hạn chế, những hỗ trợ quý báu vừa qua rất đáng trân trọng nhưng mới tạm thời giúp một bộ phận người dân vượt qua thời điểm khó khăn nhất định.
Chị Nguyễn Thị Xuân, cán bộ hưu trí ở Thủy Châu, TX. Hương Thủy chia sẻ, cuộc sống của chị sống nhờ vào đồng lương hưu hơn 5 triệu đồng/tháng. Lương của chị cộng với số tiền hỗ trợ của mấy người em để nuôi thêm bố mẹ già bình thường cơ bản đủ trang trải. Thế nhưng, hai đợt dịch COVID-19 mới đây, công việc của các em chị bị đình trệ, nên khoản tiền gửi cho chị để chăm sóc hai ông bà cũng giảm đi.
Chị Xuân cho biết: “Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, bố mẹ tôi được Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng để trang trải cuộc sống. Đó là nguồn động viên tinh thần lớn cho gia đình cũng như những người yếu thế tạm thời vượt qua khó khăn”.
Mong mỏi lớn nhất của rất nhiều người là đại dịch sớm kết thúc để cuộc sống trở lại bình thường và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, sinh hoạt của người dân được phục hồi, trở lại trạng thái ổn định.
Nhiều ngày qua, Việt Nam không có ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng và mọi người đang sống những ngày ở trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào và sẽ đem đến rất nhiều khó khăn. Do vậy, mỗi người dân vẫn phải chủ động phòng dịch như khuyến cáo của ngành y tế: Hãy luôn đeo khẩu trang khi ra đường, sát khuẩn tay, hạn chế tụ tập đông người và thực hiện giãn cách trong điều kiện cần thiết.
Bài, ảnh: Song Minh