【nhận định bóng đá giao hữu câu lạc bộ】Phú Thọ nâng cao hiệu quả hoạt động trang thông tin điện tử
Đồng thời,úThọnângcaohiệuquảhoạtđộngtrangthôngtinđiệntửnhận định bóng đá giao hữu câu lạc bộ nâng cao chất lượng tiêu chí số 8 (Thông tin và Truyền thông) trong xây dựng nông thôn mới; đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân trong thời đại công nghệ số
Từ tháng 10/2022, huyện Lâm Thao đã hoàn thành việc nâng cấp trang thông tin điện tử huyện lên Cổng thông tin điện tử huyện và thành lập trang thông tin điện tử cấp xã (thị trấn).
Đến nay, 100% trang thông tin điện tử của các xã, thị trấn đã đi vào hoạt động, thực hiện đăng tải thông tin thường xuyên, kịp thời, chính xác về các chương trình, kế hoạch, hoạt động diễn ra trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các hình thức thông tin đến với nhân dân, định hướng dư luận xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
Là một trong hai thị trấn thuộc địa bàn huyện Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn được ví như “thị trấn của những người thợ” với tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại chiếm hơn 90% trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, đời sống dân trí cao, người dân đặc biệt quan tâm đến tình hình hoạt động của địa phương vì thế thời gian qua trang thông tin điện tử của thị trấn đã từng bước hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thường xuyên cập nhật tin tức, hình ảnh một cách kịp thời, hiệu quả đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ông Nguyễn Đắc Giang, Phó Chủ tịch UBND thị trấn, Trưởng bộ phận biên tập trang thông tin điện tử thị trấn cho biết: “UBND thị trấn đã thành lập Bộ phận biên tập trang thông tin điện tử là cán bộ, công chức xã làm việc kiêm nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, biên tập, kiểm duyệt, thẩm định nội dung thông tin theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để đăng tải trên Trang thông tin điện tử thị trấn nhằm đảm bảo cho việc cung cấp và cập nhật thông tin được kịp thời, chính xác, hiệu quả và thường xuyên theo quy định”.
Sau thời gian triển khai, trang thông tin điện tử xã, phường, thị trấn đã trở thành công cụ đắc lực trong việc chỉ đạo, điều hành, cung cấp thông tin của bộ máy chính quyền địa phương. Bên cạnh việc hỗ trợ hoạt động của chính quyền, các trang thông tin điện tử còn là kênh thông tin hữu hiệu trong công tác tuyên truyền đến người dân.
Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, trung bình mỗi trang thông tin điện tử xã, phường, thị trấn đăng tải khoảng từ 30 -50 tin, bài/tháng, nội dung phản ánh các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn và thu hút hàng nghìn đến chục nghìn lượt truy cập. Các nội dung tin, bài đều được bộ phận biên tập kiểm duyệt trước khi đăng tải.
Như một thói quen, mỗi ngày, chị Trần Thị Ngân, xã Đan Thượng, huyện hạ Hòa luôn dành khoảng 15 phút truy cập Trang thông tin điện tử của xã để đọc tin tức.
Chị Ngân cho biết: Nhờ có trang thông tin điện tử, tôi có thể biết được tình hình của địa phương, các văn bản, chính sách pháp luật, đặc biệt là biết đến nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả và học hỏi kinh nghiệm sản xuất của người dân.
Để đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, góp phần xây dựng chính quyền điện tử, thời gian qua, huyện Hạ Hòa đã quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
Từ năm 2020 đến nay, huyện đã đầu tư gần chín tỉ đồng cho ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị công nghệ cho các địa phương và nâng cấp Cổng thông tin điện tử huyện, hoàn thiện và đi vào hoạt động trang thông tin điện tử các xã, thị trấn.
Để bộ phận biên tập, quản lý trang thông tin điện tử sử dụng thành thạo kỹ thuật trong thực hiện đăng tải tin, bài cũng như các kỹ năng cần thiết trong việc sản xuất tin, bài, ảnh, phòng Văn hóa và Thông tin huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức công nghệ thông tin và quản lý trang thông tin điện tử cho cán bộ phụ trách biên tập của các xã, thị trấn.
Theo kế hoạch, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, 100% các xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; 100% xã sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành có chữ ký số trong quản lý, gửi nhận văn bản điện tử liên thông ba cấp...
Bởi vậy, ngoài việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang thông tin điện tử đang hoạt động, các địa phương cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư, phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, trọng tâm là các địa phương chưa có sự hoạt động của trang thông tin điện tử để phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người dân đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh.
Theo Vy An(Báo Phú Thọ)