您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【kết quả bóng đá châu âu sáng nay】Kiểm tra chất lượng lĩnh vực Công Thương “dễ thở” hơn cả

Empire7772025-01-11 18:03:45【Cúp C1】5人已围观

简介Thông tin mới về lộ trình cải cách kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm9 trường hợp được kết quả bóng đá châu âu sáng nay

Thông tin mới về lộ trình cải cách kiểm tra chất lượng,ểmtrachấtlượnglĩnhvựcCôngThươngdễthởhơncảkết quả bóng đá châu âu sáng nay kiểm tra an toàn thực phẩm
9 trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu
Bộ Công thương tăng cường quản lý chất lượng hoá chất PAC
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội. Ảnh: N.linh
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội. Ảnh: N.linh

Khảo sát mới đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ghi nhận đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thuận lợi khi tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa, gồm 3 thủ tục chính: thủ tục cấp giấy phép và giấy tờ tương đương, thủ tục công bố hợp quy và thủ tục kiểm tra chất lượng.

Kết quả cho thấy, với thủ tục “Cấp giấy phép và giấy tờ tương đương”, doanh nghiệp thuận lợi nhất khi tuân thủ thủ tục của Bộ Công Thương (68,6% doanh nghiệp lựa chọn dễ hoặc tương đối dễ), kế đến là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (67,8%) và Bộ Khoa học và Công nghệ (67,4%). Thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định dễ hoặc tương đối dễ tuân thủ thấp nhất (61,6%) và đồng thời có tỷ lệ doanh nghiệp khó hoặc tương đối khó tuân thủ cao nhất (10,2%).

Với thủ tục “Công bố hợp quy”, nhóm các thủ tục dễ tuân thủ hơn là các thủ tục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ với tỷ lệ doanh nghiệp dễ/tương đối dễ thực hiện là 64,0%, 63,1% và 62,5%. Doanh nghiệp đánh giá mức độ thuận lợi khi thực hiện các thủ tục công bố hợp quy của các bộ ngành còn lại ở mức khá tương đương nhau.

Tuy nhiên, nếu xem xét tỷ lệ doanh nghiệp nhìn nhận việc tuân thủ thủ tục công bố hợp quy là “tương đối khó” hoặc “khó” thì thủ tục của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải có tỷ lệ doanh nghiệp còn gặp vướng mắc cao hơn, lần lượt là 11% và 10,9%.

Thủ tục “Kiểm tra chất lượng hàng hóa” là một thủ tục kiểm tra chuyên ngành quan trọng khác thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra tỷ lệ doanh nghiệp thuận lợi khi thực hiện thủ tục này với ba bộ ngành quản lý được đánh giá là Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khá tương đồng, lần lượt là 65,2%, 63,4%, 63,4%.

Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuân thủ thủ tục kiểm tra chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ (9,7%) cao hơn một chút so với hai bộ còn lại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 8,5% và Bộ Công Thương là 7%.

Theo VCCI, kết quả cho thấy, mức độ thuận lợi của doanh nghiệp khi tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa ở mức trung bình và dư địa để cải thiện vẫn còn rất rộng mở.

Thủ tục “Cấp giấy phép và giấy tờ tương đương” của Bộ Công Thương được đánh giá là dễ tuân thủ nhất nhưng cũng chỉ có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá dễ hoặc tương đối dễ chưa đến 70%.

Trong khi đó, thủ tục khó tuân thủ nhất trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa là “Công bố hợp quy” của Bộ Y tế (với tỷ lệ doanh nghiệp dễ/tương đối dễ thực hiện thấp nhất (58,5%). Tất cả các bộ ngành được đánh giá đều cần tiếp tục cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là thủ tục của các bộ gồm Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.

很赞哦!(39739)