【soi kèo trận mc】Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022 tăng mạnh

Thứ hạng lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022 có nhiều thay đổi
2 “ông lớn” kéo lùi tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022
Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng hồi phục mạnh trong năm 2022
NHNN cho biết đã chỉ đạo các ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền để tập trung nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp. 	Ảnh: ST
Các ngân hàng đều có sự tăng mạnh về tín dụng. Ảnh: Internet

Kết quả khảo sát báo cáo tài chính của 27 ngân hàng cho thấy, tổng lợi nhuận đạt gần 68.000 tỷ đồng, tăng hơn 16.000 tỷ đồng so với quý 1/2021, tương đương tăng 31%. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi.

Phân tích về nguyên nhân tăng trưởng, báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, trong quý 1/2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng cao chưa từng có, với động lực là các khoản cho vay ngắn hạn. Các ngân hàng tư nhân có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao (ngoại trừ HDBank) có số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục mở rộng. Tại thời điểm cuối quý 1/2022, SSI ước tính, số dư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất là ở các ngân hàng Techcombank, MB, VPBank, TPBank và SHB.

Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 25/4, tín dụng tăng trưởng 6,75% so với cuối năm 2021, tương đương với mức tăng 16,4% so với cùng kỳ. Theo các chuyên gia, tín dụng tăng cao hỗ trợ ngân hàng tăng lợi nhuận, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đang tốt lên, nhưng dòng tín dụng cần đến đúng địa chỉ và việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cần được đảm bảo, thẩm định như vốn vay trung và dài hạn.

Là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận quý 1/2022, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc ngân hàng VPBank cho biết, nhu cầu tín dụng của khách hàng tăng cao nên chỉ trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đã đạt mức 10,3%. Do đó, VPBank đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho cả năm ở mức cao là 35%.

Tại HDBank, lãnh đạo ngân hàng chia sẻ, kết thúc quý 1/2022, dư nợ tín dụng hợp nhất đã tăng 9,8% so với thời điểm đầu năm. Mức này tăng trưởng đến từ tất cả các mảng kinh doanh chính, bao gồm bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và tài chính tiêu dùng. Nhờ vậy, HDBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 5.122 tỷ, tăng 22,9% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, báo cáo của SSI cũng nhìn nhận, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tăng nhẹ so với quý trước do các ngân hàng tiếp tục nâng lợi nhuận thuần và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) được cải thiện. Trong khi đó, thu nhập từ dịch vụ thanh toán và hợp tác bảo hiểm (bancassurance) vẫn tăng mạnh ở hầu hết các ngân hàng tư nhân. Thu nhập liên quan đến hoạt động kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa bị ảnh hưởng trong quý 1/2022.

Báo cáo tài chính của các ngân hàng cũng đã chỉ rõ, bên cạnh tín dụng tăng mạnh, các mảng kinh doanh phi tín dụng như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối hay chứng khoán đầu tư tiếp tục là một nhân tố quan trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia SSI cũng đánh giá, tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng xấu đi, nguyên nhân một phần là do việc phân loại lại các khoản nợ tái cơ cấu thành nợ xấu sau khi hết thời hạn. Dư nợ tái cơ cấu do đó đã giảm ở hầu hết ngân hàng. Tỷ lệ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của các ngân hàng cũng tăng tương đối mạnh.

Mặc dù đánh giá chất lượng tài sản trong quý 1/2022 của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu chưa phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng theo SSI, áp lực trích lập dự phòng vẫn ở mức cao, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện các ngân hàng đều đã đưa ra kế hoạch mục tiêu lợi nhuận cho năm 2022. Trong đó nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trên 30% như: SeABank, VIB, VietABank, TPBank, MSB…, thậm chí nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng 50% đến gấp đôi so với năm trước như: VPBank, SHB, ABBank…

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã có báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng Việt Nam với nhận định hiệu quả kinh doanh sẽ cải thiện hơn nữa trong năm 2022 nhờ áp lực dự phòng giảm khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19.