【trận đấu cúp c2】Dự cảm đẹp từ sự chuyển động vĩ đại của đất nước

Từng chứng kiến những giai đoạn chuyển mình của đất nước,ựcảmđẹptừsựchuyểnđộngvĩđạicủađấtnướtrận đấu cúp c2 từ không khí hân hoan phấn khởi khi thống nhất đất nước, những khó khăn trong giai đoạn “đêm trước Đổi mới” và những thành tựu của công cuộc Đổi mới đưa Việt Nam “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” - như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, PGS-TS. Phạm Văn Linh, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, kết quả đó có thể vượt sức tưởng tượng của nhiều người, nhưng đó chính là kết quả của một quá trình và là thể hiện sự hội tụ sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân. 

PGS-TS. Phạm Văn Linh, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương

Việt Nam cùng thế giới vừa trải qua 2 năm biến động dữ dội vì đại dịch Covid-19. Trong gian lao, luôn rực rỡ một Việt Nam đồng lòng, thống nhất để vượt lên nghịch cảnh. Là người chứng kiến nhiều thời khắc lịch sử từ ngày đất nước thống nhất, tới “đêm trước Đổi mới” và hội nhập sâu rộng toàn diện như ngày hôm nay, với ông chắc hẳn rất nhiều cảm xúc?

Chúng ta đều biết, trong 2 năm vừa qua, Việt Nam đã trải qua quãng thời gian hết sức khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có gần 2 triệu người bị nhiễm, gần 40.000 người bị mất mát trong đại dịch. Dưới tác động của đại dịch, nền kinh tếViệt Nam bị tác động nặng nề, GDP năm 2021 chỉ tăng trưởng 2,58%, tức là rất lâu rồi kinh tế Việt Nam mới có mức tăng trưởng thấp như vậy. Tuy nhiên, với sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, dù phải đối mặt với khó khăn bộn bề như vậy, chúng ta vẫn đạt được những thành tựu to lớn về đối nội, đối ngoại, về an sinh xã hội…

Nhìn lại 35 năm Đổi mới đến nay, trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cảm nhận về thời khắc này, tôi nhớ, năm 1986, khi chúng ta mới thống nhất đất nước được hơn 10 năm, lại trải qua hai cuộc chiến tranh biên giới hai đầu đất nước, khó khăn là vậy, nhưng Đảng ta vẫn quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới.

Trước những bộn bề khó khăn đó, trước những gian nan của con đường đổi mới đằng đẵng phía trước, phải làm gì, làm như thế nào để đất nước chuyển mình, phải làm gì để chuyển nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tức là thay đổi căn bản để phát triển.

Trong những băn khoăn đó, nhà thơ Tố Hữu từng viết những vần thơ, là tự sự của bản thân ông, nhưng có thể nói, đó cũng là nỗi niềm của đa số chúng ta khi đứng trước ngưỡng cửa Đổi mới:

“Đêm cuối năm. Riêng một ngọn đèn

Dở hay, khôn dại những chê khen

Làm ăn, hai chữ, quen mà lạ”

Ngay sau khi chúng ta tiến hành công cuộc Đổi mới, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và Liên Xô tan rã. Với xuất phát điểm thấp, hậu quả tàn phá của mấy chục năm chiến tranh chưa kịp khắc phục, tình thế đối với đất nước ta lúc đó đã khó lại càng thêm khó… Tôi nhắc lại những thời điểm đất nước trải qua khó khăn tưởng như không thể vượt qua để thấy rằng, Tổ quốc ta ngày hôm nay, mỗi người dân Việt Nam chúng ta ngày hôm nay, thay vì bị nhấn chìm, thay vì rối loạn, chúng ta vai kề, sát cánh kết thành một khối thành đồng để vững bước tiến lên. Với việc đất nước “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cho rằng, là người Việt Nam, ai cũng thấy tự hào. Niềm tự hào đó tạo nên cảm xúc rất mạnh mẽ trong mỗi chúng ta, đó là niềm hân hoan, niềm tự hào sâu lắng tận trong trái tim, trong tâm khảm của mỗi người sau những lần dân tộc ta đối mặt và vượt qua những biến cố trọng đại từng trải dài theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

Có lẽ, với một người từng trải qua những thời khắc khó khăn đó, với thành quả hôm nay, hẳn nhiều người ngày đó, dù có kiên định tới bao nhiêu, dù có lạc quan cỡ nào, cũng khó có thể hình dung ra vị thế “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”?

Đúng là như vậy! Đổi mới phải đáp ứng được 3 điều, đó là đổi mới về tư duy, đổi mới về cơ chế chính sách, đổi mới về tổ chức bộ máy và con người phù hợp với cơ chế mới. Vì thế, khi bắt đầu một tiến trình đồ sộ đến như vậy, không ai có thể hình dung được tường tận những bước đi cụ thể ngay sau đó là điều rất dễ hiểu. Tôi cho rằng, đây là sự chuyển động vĩ đại của đất nước, sự chuyển động ấy càng vĩ đại hơn khi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Cần phải biết rằng, có những quốc gia cũng tiến hành đổi mới, nhưng sau nhiều thập kỷ, hiện vẫn đang chìm trong khó khăn.

Thưa ông, nhìn lại giai đoạn lịch sử 35 năm Đổi mới, từ định hướng của Nghị quyết của Đảng, tại Đại hội X của Đảng bộ TP. Hà Nội, Tổng Bí thư Trường Chinh từng quả quyết: “Trở lại tập trung quan liêu, bao cấp là trở về cái ngõ cụt mà từ nhiều năm nay chúng ta đã loay hoay trong đó không có lối ra. Xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa chính là lối ra đúng đắn, không có con đường nào khác”. Từ quan điểm đó, công cuộc Đổi mới đến nay là thành tựu lớn của Đảng, của dân tộc, thưa ông, đâu là những điểm đột phá để làm nên kỳ tích đó?

Đột phá cần nhấn mạnh đầu tiên, có tính chất căn bản để thay đổi chiều hướng phát triển của đất nước là đổi mới tư duy để chuyển đổi mô hình từ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp sang “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” và sau này là “nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN”. Đây là đổi mới quan niệm về kế hoạch thị trường, về mô hình và trạng thái kinh tế của đất nước.

Với việc đất nước “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cho rằng, là người Việt Nam, ai cũng thấy tự hào.