Empire777

Khi xa quê hương, có người chỉ mấy tuổi đầu hay còn nằm trong bụng mẹ, sau mấy m bảng xếp hạng tay ban nha

【bảng xếp hạng tay ban nha】Không phút nào nguôi…

Khi xa quê hương,bảng xếp hạng tay ban nha có người chỉ mấy tuổi đầu hay còn nằm trong bụng mẹ, sau mấy mươi năm đó, cái tình với quê hương vẫn đậm đà, nhớ nhung và da diết biết bao.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh (bìa phải) gặp gỡ các cô chú đồng hương đến dự họp mặt.

Tôi lần đầu được tham dự buổi họp mặt Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh, thú thật là có cảm xúc rất lạ, đến đây tôi cảm nhận rõ hơn thế nào là tình quê, tình đồng hương!

Tình quê tha thiết ở lòng

Trên tay cầm cây đàn violon, đang lên dây đàn chuẩn bị phục vụ cho ngày họp mặt, khi nghe nói tôi ở Vị Thanh mới lên, chú Hữu Thưởng (nhạc sĩ Huỳnh Hữu Thưởng) cầm tay tôi chắc nịch như không muốn buông, hồ hởi:

- “Chú sáng tác nhiều bài hát về quê hương Hậu Giang lắm, con có biết không?”.

Tôi bối rối và đành thật lòng nói, dù thấy áy náy lắm:

“Dạ, con không biết”.

Nhạc sĩ Hữu Thưởng cười lớn: “Vậy mà chú tưởng mình cũng nổi tiếng lắm. Nói vậy thôi chứ không biết thì chú hát cho biết. Người xa quê nên cảm xúc dạt dào lắm, cứ nhớ đến quê nhiều là có thể sáng tác được. Với đồng hương chỉ có tình nghĩa là trên hết, không có chuyện ai nổi tiếng hơn ai đâu cháu”.

Rồi chú hát bài tâm đắc, một bài hát đặc biệt dành riêng cho quê mình:

“Khóm Cầu Đúc quê em ngọt lịm, ngọt như người con gái Vị Thanh.

Bưởi Năm Roi quê mình ngon tuyệt, thát lát cườm bơi lội đầy ao.

Gái Cầu Đúc đoan trang hiền dịu, thương anh rồi em chịu làm dâu.

Miền đất quê em ruộng vườn xanh mượt, đợi anh về em bước qua cầu…”.

(Ba cô gái Hậu Giang)

Ngồi kế bên, cầm miếng khóm Cầu Đúc trên tay, bà Đoàn Thị Kim Huê ngậm ngùi: “Nghe ông ca mà nhớ quê thấy mồ tổ…”.

Nhạc sĩ Hữu Thưởng cho hay: “Khóm Cầu Đúc, bưởi Năm Roi Châu Thành, cá thát lát cườm là 3 đặc sản đất Hậu Giang nổi tiếng ở thành phố mang tên Bác, dung dị, nhưng rất đặc biệt, đi đâu ai cũng nhắc, nên tôi ví von như ba cô gái là vậy. Hồi đó, rời xa vùng quê Cái Tắc khi tuổi còn nhỏ lắm, một cậu bé loắt choắt, đâu có giúp được gì cho quê nhà. Bây giờ một lời ca như một tấm lòng, một tâm sự, là sự trân trọng với quê mình, làm đẹp thêm cho quê hương”. Nhạc sĩ Hữu Thưởng từng công tác tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trong một thời gian dài...

Không muốn cảm xúc bị chùng xuống ngày họp mặt, nhạc sĩ Hữu Thưởng nói: Ở Hội đồng hương này, người sáng tác nhạc, người làm thơ hay nhiều lắm à, không riêng gì chú đâu, cô kế bên đó cũng là “cây văn chương”.

Người mà nhạc sĩ Hữu Thưởng chỉ cho tôi là cô Lê Thị Phương Mai. Cô Mai gốc ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành. Cảm xúc dạt dào, cô đọc liền mấy câu thơ:

“Bỏ quê nhà bao năm tôi xa xứ,

Lên miền Đông có hoa tím bằng lăng,

Tôi bỗng nhớ quê hương tha thiết,

Mong ngày về nấu cơm trắng để mẹ ăn…”.

Rồi chiến tranh, ngày về xa dần, mẹ cô Mai vẫn ở quê, nhưng ước muốn nấu một nồi cơm trắng gạo thơm cho mẹ cũng không thành hiện thực… Xa quê mấy mươi năm, nhưng tình quê luôn đậm đà, nên những bài thơ của cô đều là về tình nghĩa với quê nhà. Cô chú trước đây đều công tác ở Quân khu 7, chồng là bác sĩ, ngày hòa bình đến nay, mỗi năm cô chú vẫn vài lần về thăm quê.

Mỗi người có một ký ức về quê hương riêng, nhưng tựu chung lại là nỗi nhớ quê không phút nào nguôi. Đó là một chút nốt lặng ngày họp mặt!

Hướng về đất mẹ quê mình

Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1980. Từ ấy đến nay, cứ đều đặn mỗi năm có một lần họp mặt. Có năm hội trường kín chỗ, có năm cũng thưa thớt, vì đồng hương người đã già, người mất. Trong số những đại biểu dự họp mặt năm nay, nhiều người phải đi xe lăn, chống gậy hoặc đi đứng phải có người dìu đỡ, ai cũng lớn tuổi, nhưng nghe tin gặp đồng hương đều ráng đến.

Mỗi năm, chỉ gặp nhau một lần, nên ai cũng nấn ná ở lại kể cho bằng hết chuyện vui, buồn. Bởi, nơi Sài Gòn “phồn hoa đô hội” này, mỗi người một nơi, đâu có dịp nào được gặp đông đủ như vầy, chị Tám, cô Hai năm trước còn đến, năm nay không đến được nữa… Mỗi người mỗi công việc, mỗi địa vị, có người là GS.TS, bác sĩ, kỹ sư, nhưng có người cũng làm việc bình thường, buôn gánh, bán bưng, nhưng ai cũng đối đãi với nhau thật nghĩa tình, gần gũi, không khoảng cách. Mọi người nói vậy mới là đồng hương.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Ban Liên lạc Hội đồng hương, bộc bạch: “Chúng tôi luôn muốn ngày họp mặt năm nào cũng đông đảo bà con mình đến, nhưng đâu có được vậy. Mỗi năm một ít dần. Trong danh sách hiện thời có đến 650 người, nhưng đâu có đầy đủ đến ngày họp mặt. Năm nay, có thêm phần chúc thọ, mừng thọ cho khoảng 50 cụ từ 70 tuổi trở lên, là cái tình, cái nghĩa của Hội đồng hương, để người cao tuổi thấy ấm lòng dù không được ở tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình”.

Với quê hương, ai cũng mong có đóng góp, GS.TS Cao Minh Thì, Trưởng Ban Liên lạc Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh, bộc bạch: “Những thế hệ trước như chúng tôi đã già rồi, chỉ mong Hội đồng hương tiếp tục duy trì, để em cháu mình còn biết quê hương, nơi ông bà sinh ra mà nhớ đến. Nhớ về quê cũng là học lễ, học nghĩa, học nhân, học cách làm người, bồi đắp cho mình biết bao là nhân cách, lối sống đẹp. Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi mà, có nhớ quê hương mới lớn lên được thành người”...

Thương quê hương, phải làm gì đó để giúp đỡ

- Nhắc đến GS.TS Cao Minh Thì, Trưởng Ban Liên lạc Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người không lạ, ông nguyên là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. GS.TS Cao Minh Thì chia sẻ: “Mình thương quê, có tấm lòng với quê hương thì gắng mà giúp quê hương mình, mỗi người một ít, nhiều thì quý, ít cũng quý. Gia đình tôi góp 1 tỉ đồng để thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang xây cầu giao thông nông thôn. Quê hương mình tuy phát triển hơn xưa, nhưng ở các vùng sâu, vùng nông thôn còn khó. Tôi vận động gia đình ủng hộ, đóng góp cũng chỉ mong đỡ đần cho bà con quê mình phần nào…”.

 

“Cứ nói đến quê nhà là trào nước mắt…”

- Kể về miền quê có di tích lịch sử Nam kỳ Khởi Nghĩa của mình (xã Phú Hữu, huyện Châu Thành), chốc chốc bà Nguyễn Thị Ngôn lại lấy khăn lau nước mắt: “Nhắc đến quê là nhớ lắm, nước mắt cứ trực trào ra thôi. Tết nhứt không có muốn khóc đâu, nhưng kỷ niệm quê nghèo ngày đó không quên được. Ông bà, cha mẹ, rồi anh em đều tham gia kháng chiến, nhiều người đã hy sinh, mẹ tôi cũng là Mẹ Việt Nam anh hùng… Mình sống qua những năm bom rơi đạn lạc, nên nguyện sống sao cho tốt đẹp, sống cho cả phần anh em, đồng chí, đồng đội ngày xưa đã hy sinh khi tuổi chưa tròn đôi mươi…”.

Nói đến đó, bà lại khóc…

 

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap