Báo cáo tại hội nghị,ềucơhộivàtháchthứckhiViệbxh qatar ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương, Phó trưởng Đoàn đàm phán AEC của Việt Nam đã trình bày các nội dung như: tổng quan về ASEAN; các hình thái hội nhập kinh tế; mục tiêu hình thành AEC; quá trình tham gia AEC của Việt Nam; đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp; cơ hội, thách thức và giải pháp của Việt Nam khi gia nhập AEC...
Đặc biệt, AEC cũng mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam như thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam; Cung cấp hàng hóa đầu vào chi phí hiệu quả hơn cho sản xuất, giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, AEC cũng góp phần thu hút đầu tư để xây dựng mạng lưới sản xuất, nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh, khả năng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng rất lớn là khả năng tận dụng cơ hội của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam hiện nay phải được quan tâm; đồng thời phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ do nền kinh tế các nước ASEAN có cơ cấu tương đồng.
Theo đó, giải pháp đặt ra là Việt Nam cần thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới” (Hiệp định TPP, FTA với EU và Liên minh Á – Âu...) để mở ra các cơ hội thị trường mới, tránh phụ thuộc vào khu vực Đông Á; đồng thời cần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam qua các giải pháp cụ thể về cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục xem xét, triển khai các biện pháp quyết liệt để tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho sự phát triển của các ngành quan trọng theo hướng chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, cần tăng cường phổ biến tuyên truyền đến doanh nghiệp và người dân mạnh mẽ hơn nữa về AEC…