【tỷ lệ bóng đá châu âu hôm nay】Bài 3: Chống loạn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi: Cần gọi tên của chính nó
>>Dư luận bức xúc vì sữa cho trẻ em loạn giá: Vì đâu nên nỗi?àiChốngloạngiásữachotrẻemdướituổiCầngọitêncủachínhnótỷ lệ bóng đá châu âu hôm nay
>>Bài 2: Luật Giá chỉ điều chỉnh bảo vệ mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi
Văn bản này được thực hiện theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ về nội dung báo cáo của Bộ Y tế tại công văn số 5761/BYT-ATTP ngày 16/9.
Đổi tên gọi: bản chất vẫn là sữa
Bộ Tài chính cho biết, ngay sau sự phản ánh của dư luận về việc đổi tên mặt hàng mà thực tế luôn được gọi là sữa, sau khi thực hiện quy chuẩn của Bộ Y tế thành sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm chức năng…
Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Giá, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất Chính phủ đưa mặt hàng này, dù dưới bất kỳ hình thức tên gọi nào nhưng thực chất là sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi), vào diện kê khai giá, hiện đang trình Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đã chủ động làm việc trực tiếp với Bộ Y tế và có công văn gửi Bộ Y tế, các doanh nghiệp kinh doanh sữa.
Sau khi tiếp nhận đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã có hai văn bản trả lời. Cụ thể, tại Công văn 516/ATTP-SP ngày 28/3 được Cục An toàn thực phẩm gửi Bộ Tài chính thông báo Bộ Y tế đã ban hành 3 Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân nhóm sản phẩm và Thông tư số 31/2010/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa dạng bột phải có hàm lượng Protein trên 34 % mới được gọi là sữa.
Bộ Tài chính cho biết, theo quy chuẩn này hầu hết các sản phẩm trước đây gọi là sữa thuộc danh mục bình ổn giá và đăng ký giá về Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính đều có hàm lượng protein dưới 34% và đã được Bộ Y tế đổi tên mới là: thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng...
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước HS về phân loại sản phẩm hàng hóa để phân loại hàng hóa khi tham gia xuất nhập khẩu. Khi phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của Công ước HS, sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu vào Việt Nam không quy định phải có hàm lượng Protein trên 34% như các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.
Bộ Y tế khẳng định về bản chất, các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh trong 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đều là các sản phẩm thuộc nhóm sữa. |
Còn tại văn bản trả lời thứ hai được Bộ Y tế gửi Bộ Tài chính ngày 6/9/2013 về phân loại sản phẩm thuộc danh mục phải thực hiện bình ổn giá có nhấn mạnh đến các nội dung:
- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa thuộc nhóm thực phẩm bổ sung hoặc nhóm thực phẩm sử dụng với mục đích đặc biệt dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Cụ thể một số dòng sản phẩm như sau:
+ Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0 – 36 tháng tuổi.
+ Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa được bổ sung hoặc không bổ sung vi chất dinh dưỡng nhưng không theo công thức đã quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật có công bố sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Như vậy theo các văn bản của Bộ Y tế trả lời Bộ Tài chính và văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định về bản chất, các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh trong 3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu trên là các sản phẩm thuộc nhóm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá.
"Tuy nhiên đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế cần phải có hướng dẫn dưới dạng văn bản pháp luật để thực hiện chung", báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ.
Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước HS về phân loại sản phẩm hàng hóa để phân loại hàng hóa khi tham gia xuất nhập khẩu. Khi phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của Công ước HS, sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu vào Việt Nam không quy định phải có hàm lượng Protein trên 34% như các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.
Bộ Y tế cần ban hành ngay danh mục sữa
Cũng theo Bộ Tài chính, ngay khi Luật Giá có hiệu lực, Bộ Tài chính không nhận được hồ sơ đăng ký giá đối với sản phẩm là sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi với lý do: các sản phẩm này được đổi tên mới gọi là sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung....
Để kịp thời báo cáo về việc đổi tên gọi đối với sản phẩm trước đây gọi là sữa, trong các buổi họp Tổ điều hành thị trong nước mà Bộ Tài chính là thành viên, Bộ đã chủ động đề nghị Tổ điều hành kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn hóa tên gọi về sữa.
Sau đó, Tổ điều hành thị trường trong nước đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ (tháng 2, tháng 3; tháng 7, tháng 8) và Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Đề nghị Bộ Y tế thống nhất và có hướng dẫn chung đối với các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước về giá.
Từ tình hình thực tế hiện nay, căn cứ vào Điểm h, Khoản 2, Điều 15 của Luật Giá quy định mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc danh mục bình ổn giá của Nhà nước.
Như vậy sản phẩm với tên gọi sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng công thức, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.... không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá. Chính vì thế, cơ quan quản lý giá chưa có căn cứ để đề xuất việc bình ổn giá đối với mặt hàng này được vì tên gọi của hàng hóa đã bị thay đổi.
Để thống nhất trong công tác phối hợp quản lý, bình ổn giá mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá, đồng thời, để quản lý từ khâu nhập khẩu đến người tiêu dùng, tránh tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối sữa sử dụng hợp lý các văn bản của nhà nước để đăng ký lưu hành sản phẩm sữa trên thị trường, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
Giao Bộ Y tế ban hành ngay danh mục sữa và các sản phẩm từ sữa thuộc sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được quy định tại Điểm h, Khoản 2, Điều 15 của Luật Giá.
Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) rà soát, đánh giá lại việc phân loại hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam với công ước về mã HS và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam đối với mặt hàng sữa.
Sau khi Bộ Y tế ban hành danh mục sữa và các sản phẩm từ sữa, Bộ Tài chính tiến hành triển khai ngay việc kê khai giá: yêu cầu Sở Tài chính các tỉnh thành phố và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm (trước đây là sữa đã đăng ký giá với các cơ quan quản lý giá) thực hiện kê khai giá và báo cáo về việc điều chỉnh giá về Bộ Tài chính để có các biện pháp xử lý nếu vi phạm pháp luật về giá.
Cuối cùng, cần sớm ban hành Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Trên cơ sở đó Bộ Y tế ban hành ngay thông tư hướng dẫn mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Điểm h, Khoản 2, Điều 15 của Luật Giá để thực hiện thống nhất./.
Nguyễn Phượng