【kết quả trận juve】Nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng vì đầu tư vào công ty sắp giải thể

Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng - đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (Sông Hồng,ơmấttrắnghàngtrămtỷđồngvìđầutưvàocôngtysắpgiảithểkết quả trận juve mã chứng khoán: SHG) - đang tiến hành các thủ tục giải thể. Điều này đồng nghĩa với việc Sông Hồng có nguy cơ mất trắng 102 tỷ đồng vốn góp tại Thép Sông Hồng.

Thực tế, khoản đầu tư vào Thép Sông Hồng có giá trị lớn nhất trong 27 khoản đầu tư của Tổng Công ty Sông Hồng vào các đơn vị. Đáng chú ý, đây lại không phải là đơn vị duy nhất mà đơn vị chủ quản thất bại trong quá trình tái cơ cấu.

Đầu tư đâu, thua lỗ đấy

Theo báo cáo tài chính đã soát xét bán niên năm 2021, Sông Hồng có 7 khoản đầu tư vào công ty con, 13 khoản đầu tư vào các công ty liên kết và 7 khoản đầu tư vào các công ty khác. Trong 27 khoản đầu tư có giá trị đầu tư gốc 284 tỷ đồng, Sông Hồng đang phải trích lập dự phòng lên đến 219 tỷ đồng (tương đương 77% giá trị đầu tư).

Với các khoản đầu tư vào công ty con, Sông Hồng trích lập dự phòng tỷ lệ 100% đối với Công ty TNHH MTV Sông Hồng An Dương (30 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Cơ giới và Xây dựng Sông Hồng (26,6 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng (6,5 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Sông Hồng Thăng Long (2,8 tỷ đồng).

Các khoản trích lập dự phòng tỷ lệ 100 đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết gồm Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng (102 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng 36 (9,8 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Sông Hồng (5,3 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng Sài Gòn (5 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Sông Hồng 8 (4 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Sông Hồng Bình Tây (1,7 tỷ đồng).

Nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng vì đầu tư vào công ty sắp giải thể - 1

Đơn vị: tỷ đồng (Đồ họa: Văn Hưng).

Đối với trường hợp của Thép Sông Hồng, Tổng Công ty Sông Hồng từng sở hữu tỷ lệ 85%. Đến năm 2015, Sông Hồng giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp xuống 32,9% và cũng đánh mất luôn quyền kiểm soát tài sản hơn 10 ha đất tại phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Nhiều năm qua cũng chứng kiến tình hình kinh doanh không mấy tươi sáng của Tổng Công ty Sông Hồng. Từng là một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, đến nay, Sông Hồng đầu tư đâu, thua lỗ đấy và đã thất bại trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Nửa đầu năm 2021, Sông Hồng ghi nhận doanh thu 9,4 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm 2020. Sau khi khấu trừ chi phí, doanh nghiệp báo lỗ 27 tỷ đồng.

Kiểm toán chỉ ra nhiều lỗ hổng

Cũng tại báo cáo tài chính đã soát xét bán niên năm 2021, kiểm toán đã đưa ra một loạt cơ sở kết luận ngoại trừ đối với các công ty thuộc Tổng Công ty Sông Hồng.

Theo ý kiến của kiểm toán viên, Sông Hồng và các công ty con chưa có biên bản đối chiếu các khoản nợ phải trả tại thời điểm 30/6/2021 với số tiền lần lượt là 118,4 tỷ đồng và 356,3 tỷ đồng. Đồng thời, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, Sông Hồng chưa trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi.

Bên cạnh đó, do cách thức quản lý của các công ty con nên kiểm toán viên không thể tham gia soát xét hàng tồn kho tại ngày 30/6/2021 của các công ty con, với các thông tin đã được cung cấp và bằng các thủ tục thay thế đã thực hiện, kiểm toán vẫn không thể đánh giá tính hiện hữu, đầy đủ, giá trị cần dự phòng giảm giá của khoản mục hàng tồn kho với giá trị là 208,3 tỷ đồng.

"Do đó, chúng tôi không thể đưa ra kết luận về tính hiện hữu, đầy đủ, giá trị cần dự phòng giảm giá của khoản mục hàng tồn kho cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty", kiểm toán viên nêu rõ.

Sông Hồng cũng chưa thu thập được báo cáo tài chính cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của công ty con là Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng (do công ty này đã dừng hoạt động và không có cán bộ quản lý và kế toán). Số liệu được sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Sông Hồng là số liệu trên báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016.

Điều này dẫn đến việc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng về số liệu Tài sản (50,97 tỷ đồng), Nợ phải trả (62,05 tỷ đồng), Vốn chủ sở hữu (âm 11,07 tỷ đồng) và các khoản mục liên quan của Công ty Cổ phần Sông Hồng Đà Nẵng được trình bày trong báo cáo tài chính của Sông Hồng.

Ngoài ra, Tổng Công ty Sông Hồng chưa thu thập được báo cáo tài chính của 10 công ty liên kết, với giá trị đầu tư là 144,3 tỷ đồng và các công ty nhận đầu tư dài hạn khác với giá trị đầu tư là 8,2 tỷ đồng.

"Chúng tôi không thể đưa ra kết luận về giá trị của các khoản đầu tư tài chính nói trên cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty", kiểm toán viên nhấn mạnh.

(Theo Dân trí) 

Buôn sắt thép thắng lớn nhưng DN này lại vẫn lỗ đậm, giải thể, dính đại án

Buôn sắt thép thắng lớn nhưng DN này lại vẫn lỗ đậm, giải thể, dính đại án

2021 là một năm thắng lợi của ngành thép, doanh thu và lợi nhuận toàn ngành tăng mạnh, đặc biệt là các ông lớn. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp thép lại làm ăn bết bát, mắc kẹt trong đại dự án sai phạm.