Theácmãđộctrêndiđộngnhắmvàmacedonia vso báo cáo của Cisco, 99% các phần mềm độc hại trên di động đang nhắm tới các thiết bị Android. Ngoài ra, nền tảng Android là mục tiêu lớn (chiếm tới 71%) cho các phần mềm mã độc hại trên web. Tuy nhiên, chỉ có 1,2% các cuộc tấn công của phần mềm độc hại nhắm vào các thiết bị cụ thể.
Báo cáo mới nhất từ Cisco cho biết thêm, phần mềm độc hại phổ biến nhất trên nền tảng Android trong năm 2013 vừa qua là Andr/Qdplugin-A.
Được biết, Andr/Qdplugin-A này thường xuất hiện dưới dạng 1 ứng dụng dành cho thiết bị Android và xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng không chính thức trên Internet. Người dùng thiết bị Android sẽ bị nhiễm mã độc ngay lập tức khi tải “ứng dụng” này về.
Vì thế, các chuyên gia bảo mật khuyên rằng, khi muốn tải bất kỳ ứng dụng nào cho nền tảng Android, bạn hãy cài đặt các ứng dụng đã được đảm bảo chắc chắn sẽ an toàn cho thiết bị của bạn tại kho cửa hàng Google Play.
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại hãng Bluebox Security cho biết, họ đã phát hiện lỗ hổng an ninh trên hệ điều hành Android. Lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến 99% các thiết bị sử dụng nền tảng này.
Tháng 6 vừa qua, Juniper Networks đã công bố Báo cáo mối đe dọa điện thoại di động hàng năm. Số lượng các chủng loại mã độc tấn công thiết bị di động đang tăng cao hơn bao giờ hết. 92% các mối đe dọa nhiễm mã độc được phát hiện trên các thiết bị sử dụng nền tảng Android.
Trong khi Android đang đau đầu bởi sự tấn công mạnh mẽ của phần mềm mã độc, nền tảng iOS tỏ ra thoải mái hơn bởi chỉ có hơn 15% các cuộc tấn công của phần mềm độc hại trên web nhắm vào các thiết bị iOS.
Theo VTV