Empire777

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra.Vốn cho vay lại vẫn l bxh na uy 2

【bxh na uy 2】Vốn vay về cho doanh nghiệp vay lại không phải vốn đầu tư công

NĐH

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra.

Vốn cho vay lại vẫn là nghĩa vụ nợ trực tiếp của ngân sách

Trình bày tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chiều 11/1,ốnvayvềchodoanhnghiệpvaylạikhôngphảivốnđầutưcôbxh na uy 2 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư công năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 định nghĩa vốn đầu tư công gồm "vốn ngân sách nhà nước (NSNN); vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật".

Trên cơ sở Luật Đầu tư công năm 2019 và Luật Quản lý nợ công năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được ban hành và có hiệu lực từ ngày 25/5/2020. Tuy nhiên, nội dung quy định tại Luật cũng như các Nghị định nêu trên cũng chưa xác định rõ thẩm quyền, quy trình, thủ tục đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vay lại 100%.

Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối chiếu các quy định tại Luật NSNN năm 2015 và Luật Đầu tư công năm 2019, vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho DN vay lại 100% không phải là khoản để bù đắp bội chi, do đó, không thuộc phạm vi NSNN nên không phải là vốn đầu tư công.

Cùng quan điểm các khoản vay trên không phải là vốn đầu tư công, tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng các khoản vốn vay nước ngoài để cho DN vay lại thuộc phạm vi của nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017. Vì vậy, theo Bộ Tài chính cần có quy trình quản lý nguồn vốn này chặt chẽ, tương tự như nguồn vốn đầu tư công. Theo đó, Bộ Tài chính thống nhất áp dụng theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công và Nghị định số 56/2020/NĐ-CP.

Theo tờ trình của Chính phủ, các dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho vay lại 100% phần lớn là các dự án đầu tư lớn và do các DNNN làm chủ dự án. Xét về bản chất, nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi do Chính phủ đứng ra ký Hiệp định vay với phía nhà tài trợ nước ngoài và là nợ của Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017.

Trong trường hợp phát sinh các rủi ro của bên nhận vay lại, Chính phủ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho phía nước ngoài theo các điều kiện tại Hiệp định vay đã ký. Dù nguồn vốn này cấp phát/vay lại cho các bộ/địa phương hay cho DNNN vay lại 100% thì tất cả nguồn vốn này vẫn là nghĩa vụ nợ trực tiếp của NSNN.

Từ những ý kiến nêu trên, Chính phủ đề nghị UBTVQH xem xét, ban hành Nghị quyết giải thích khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 có bao gồm vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cho DN vay lại 100% hay không để sớm tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công năm 2019.

Thiếu hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư

Thẩm tra nội dung này, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, các dự án của DN sử dụng nguồn vốn đi vay lại của Chính phủ từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài không thuộc nguồn vốn đầu tư công thì không thể áp dụng quy định về phân loại dự án, trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công. Do vậy, Chính phủ cần rà soát các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN (đối với DNNN) để triển khai thực hiện.

Về vướng mắc được nêu trong tờ trình của Chính phủ, cơ quan thẩm tra nhận xét các ý kiến của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng… đều cho rằng các khoản vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để cho DN vay lại 100% không phải là vốn đầu tư công. Như vậy, các cơ quan của Chính phủ không có cách hiểu khác nhau về quy định trên mà vướng mắc là do hướng dẫn về trình tự, thủ tục đầu tư với các dự án sử dụng "vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tại trợ nước ngoài cho DN vay lại 100%" chưa cụ thể. Vì vậy, không cần thiết phải ban hành Nghị quyết giải thích lại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công.

Quan điểm này được đa số các thành viên UBTVQH đồng tình và thống nhất kết luận, khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 đã rõ, không cần giải thích thêm. Thay vào đó, Chính phủ cần rà soát các quy định của Luật Quản lý nợ công và các Luật liên quan để thực hiện việc quản lý các dự án ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho DN vay lại 100%.

Hoàng Yến

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap