【kết quả các câu lạc bộ】Động lực sản xuất lúa Hè thu

Nhiều nông dân trong tỉnh đã,Độnglựcsảnxuấkết quả các câu lạc bộ đang tất bật vệ sinh đồng ruộng và xuống giống vụ lúa Hè thu với nhiều động lực tích cực.

Giá phân bón giảm vào đầu vụ lúa Hè thu đã kéo theo giảm đi nhiều gánh nặng cho nông dân. 

Những thuận lợi đầu vụ

Qua ghi nhận thực tế tại nhiều cánh đồng đã và đang xuống giống vụ lúa Hè thu trong tỉnh hiện nay thì được biết, nhờ những yếu tố tích cực về năng suất, giá bán và mức lợi nhuận có được từ vụ lúa Đông xuân còn trong quá trình thu hoạch nên tạo ra động lực không nhỏ cho nông dân của tỉnh tích cực gieo sạ vụ lúa Hè thu.

Đứng xem máy trục san phẳng cho gần 1ha mặt ruộng của gia đình để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Hè thu, ông Nguyễn Văn Lực, ở khu vực 2, phường III, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Dù đã cắt lúa Đông xuân được gần 10 ngày, nhưng bây giờ tôi vẫn còn rất phấn khởi vì năng suất lúa đạt hơn 1 tấn/công (một công 1.300m2), giá bán 6.800 đồng/kg (giống lúa Đài thơm 8), cho lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công. Từ niềm phấn khởi này nên tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây đang tích cực vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, đồng thời mua lúa giống cấp xác nhận để gieo sạ lại vụ lúa Hè thu. Hy vọng rằng, vụ sản xuất tới đây sẽ tiếp tục mang lại niềm vui cho nông dân trồng lúa”.

Nông dân trong tỉnh tích cực vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ lúa Hè thu.

Bên cạnh động lực trên thì một yếu tố đặc biệt quan trọng khác đang làm giảm gánh nặng không nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ngay thời điểm xuống giống lúa Hè thu hiện nay là giá vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón có chiều hướng giảm mạnh so với vụ lúa Đông xuân vừa qua. Cụ thể, hiện bà con mua phân urê tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với giá từ 400.000-450.000 đồng/bao (tùy loại và tùy theo việc trả tiền liền hay thiếu lại), bình quân giảm khoảng 50% số tiền/bao so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Bên cạnh đó, hiện giá phân DAP cũng còn ở mức từ 840.000-850.000 đồng/bao (tùy loại và tùy hình thức mua của bà con), giảm bình quân khoảng 300.000 đồng/bao so với vụ lúa Đông xuân vừa qua. Riêng về giá thuốc bảo vệ thực vật vẫn ổn định không thay đổi nhiều.

Đang rải cữ phân đầu tiên cho 2,7ha lúa Hè thu của gia đình được 7 ngày tuổi, ông Nguyễn Trung Tướng, ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thông tin: “Giá phân bón đầu vụ giảm như thế này làm cho tôi và bà con trồng lúa mừng lắm, vì nhẹ lo nhiều thứ. Chứ nhiều vụ lúa qua, giá phân bón ở mức cao cộng thêm nhiều khoản chi phí khác cũng cao nên dẫn tới giá thành sản xuất lúa không thấp, từ đó làm giảm nguồn lợi nhuận đáng kể cho nông dân. Với yếu tố thuận lợi này sẽ giúp bà con chăm sóc lúa được kỹ hơn, bón phân cũng đầy đủ hơn để giúp cây lúa phát triển tốt, hạn chế dịch hại tấn công và cho năng suất cao khi thu hoạch”.

Theo chia sẻ của nhiều nông dân trong tỉnh, hiện nhiều khoản chi phí khác ở đầu vụ xuống giống lúa Hè thu cũng ổn định, như: giá lúa giống cấp xác nhận dao động từ 12.000-16.000 đồng/kg (tùy loại giống), tiền thuê mướn máy vệ sinh đồng ruộng bao gồm ở các khâu như xới, trục san phẳng mặt ruộng đang ở mức khoảng 200.000 đồng/công. Từ nhiều mặt thuận lợi trên đã tạo ra không khí phấn khởi và động lực cho nông dân ngay đầu vụ canh tác.

Chú ý dịch hại và quan tâm nguồn nước

Theo kế hoạch, vụ lúa Hè thu năm nay, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ xuống giống 74.500ha, ước sản lượng cả vụ đạt gần 462.000 tấn. Các giống lúa được khuyến cáo gieo sạ trong vụ này gồm: OM 18, OM 5451, Đài thơm 8 và một số giống bổ sung có khả năng thích nghi với điều kiện tại địa phương và chống chịu mặn như: ST 24, ST 25, OM 4496, OM 7347… Vào thời điểm này, bà con trong tỉnh đã gieo sạ được hơn 10.000ha lúa Hè thu, tập trung ở huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh; trong đó giống lúa đang được nông dân chọn gieo sạ nhiều hiện nay là OM 18 và các trà lúa phổ biến từ mới xuống giống đến khoảng 10 ngày tuổi.

Đang phun thuốc diệt mầm cho gần 1ha lúa Hè thu (giống OM 18) vừa gieo sạ, ông Trần Thanh Hùng, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, cho hay: “Qua nhiều năm canh tác tôi thấy ở vụ lúa Hè thu thì chọn sạ giống OM 18 là phù hợp. Bởi đây là giống cứng rạ nên có khả năng hạn chế đổ ngã vào thời điểm lúa chín nếu gặp mưa bão. Mặt khác, đây còn là giống có khả năng chống chịu dịch hại tốt, nhất là bệnh đạo ôn và rầy nâu”.

Mặc dù nông dân đang gặp nhiều thuận lợi ngay đầu vụ xuống giống nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là mà cần chủ động thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh trong quá trình canh tác, nhất là về dịch hại trên cây lúa. Bởi hiện nay, nhiều cánh đồng lúa Đông xuân trong tỉnh vẫn đang được bà con thu hoạch rộ nên rầy nâu sẽ di chuyển với mật số cao sang những ruộng lúa Hè thu ở giai đoạn mạ; qua đây sẽ tạo điều kiện cho bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá bộc phát và lây lan trên diện rộng.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Do tình hình thu hoạch lúa Đông xuân nên khả năng rầy nâu di cư liên tục, vì vậy ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh cần căn cứ theo tình hình thời tiết, thủy văn thực tế của từng vùng, đồng thời kết hợp việc theo dõi rầy nâu di trú tại địa bàn phụ trách mà quyết định thời điểm xuống giống lúa Hè thu cho bà con được hợp lý và đảm bảo né rầy. Đặc biệt là khuyến cáo nông dân trên địa bàn tỉnh thực hiện xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch “né rầy” của địa phương; đồng thời thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin tình hình dịch hại từ các cơ quan chuyên môn để có kế hoạch gieo sạ hợp lý, chứ không nên nóng vội xuống giống lúa Hè thu ngoài lịch khuyến cáo.

Cũng theo chia sẻ của ngành chức năng tỉnh, ngoài chú ý về dịch hại trên lúa thì nông dân cũng cần quan tâm đến nguồn nước phục vụ sản xuất trong điều kiện đang vào cao điểm của mùa khô và tình hình xâm nhập mặn. Cụ thể, theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang thì mực nước trên các sông, kênh, rạch trong tỉnh sẽ lên nhanh và đạt đỉnh triều cường vào ngày 22 đến 24-3, sau đó xuống nhanh theo triều. Tại trạm Phụng Hiệp mực nước cao nhất từ 1,25-1,35m, thấp nhất từ 0,55-0,65m; còn tại trạm Vị Thanh cao nhất từ 0,45-0,55m, thấp nhất từ 0,12-0,22m.

Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, cho hay: Trước nhận định tình hình thủy văn như trên nên dự báo từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng tới huyện Long Mỹ và xã Hỏa Tiến của thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 thì khả năng cung cấp nước mặt từ sông Hậu cho sinh hoạt, công nghiệp dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ thiếu ở nhiều nơi trong tỉnh so với nhu cầu thực tế. Cụ thể, tại huyện Long Mỹ sẽ thiếu từ 12,6-15,6%, huyện Vị Thủy từ 6,5-8,5%, thị xã Long Mỹ từ 5,6-8,2%, huyện Phụng Hiệp từ 3,8-5,2% và thành phố Vị Thanh từ 3,2-4,7%. Do đó, tranh thủ các đợt triều cường dâng cao, người dân cần tích trữ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt hiệu quả, nhất là những vùng đang xuống giống lúa Hè thu; đồng thời có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm vào thời gian cuối tháng 3 và trong tháng 4 tới.

Để đảm bảo vụ sản xuất lúa Hè thu đạt hiệu quả, hạn chế dịch hại tấn công, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang đưa ra lịch thời vụ xuống giống gồm 2 đợt chính. Trong đó, đợt 1 từ ngày 4 đến 11-4 (nhằm ngày 14 đến 21-2 âm lịch, tháng nhuận); đợt 2 từ ngày 2 đến 9-5 (nhằm ngày 13 đến 20-3 âm lịch). Đối với các khu vực có lúa Đông xuân thu hoạch sớm, nông dân có thể xuống giống từ ngày 6 đến 12-3 (nhằm ngày 15 đến 21-2 âm lịch) nhưng phải đảm bảo đủ thời gian cách ly hơn 3 tuần để ngăn sinh vật gây hại và tạo điều kiện cho rơm rạ được phân hủy nhằm hạn chế ngộ độ hữu cơ cho lúa. Riêng đối với các xã bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm trên địa bàn của huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy thì xuống giống khi mùa mưa bắt đầu.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC