【bồ đào nha hôm nay】Taekwondo Hậu Giang: Quá khứ vàng son và nỗi lo hiện tại
Taekwondo từng được xem là môn thể thao trọng điểm của tỉnh với những thành tích nổi bật,ậuGiangQukhứvngsonvnỗilohiệntạbồ đào nha hôm nay nhưng từ năm 2021, môn này không còn nằm trong hệ thống thể thao thành tích cao của tỉnh. Lý do vì sao ?
Rất ít giải đấu dành cho môn taekwondo được tổ chức. Trong ảnh: Giải taekwondo các câu lạc bộ mở rộng được thị xã Long Mỹ tổ chức tháng 8 vừa qua.
Phong trào phát triển nhưng không còn ở “giai đoạn hoàng kim”
Tỉnh Hậu Giang hiện có 21 câu lạc bộ taekwondo hoạt động ở các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, thành phố Vị Thanh và thị xã Long Mỹ, với số lượng hơn 1.319 võ sinh. Một số lượng võ sinh đáng mơ ước của bất kỳ bộ môn nào thể hiện sự phát triển ổn định, đồng bộ ở các địa phương.
Ngoài sự hấp dẫn riêng trong thế võ, Hội taekwondo tỉnh (thành lập năm 2019) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình định hình phát triển phong trào. Hội bố trí lực lượng thực hiện việc mở rộng câu lạc bộ, khơi dậy phong trào cơ sở, phối hợp Liên đoàn taekwondo Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật mới, nguyên tắc, phương pháp căn bản cho huấn luyện viên để nâng cao năng lực chuyên môn.
Không còn ở “giai đoạn hoàng kim” nên bắt buộc các thành viên trong Hội taekwondo tỉnh phải nỗ lực để có thể vực dậy phong trào, tạo niềm tin nơi phụ huynh và võ sinh. Anh Ngô Duy An, phụ trách bộ môn taekwondo tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội taekwondo tỉnh, cho biết: “Với 7 huấn luyện viên, 10 hướng dẫn viên, lực lượng này còn khá ít so với nhu cầu chung, vì vậy, chúng tôi chưa thể phân tán ra phát triển phong trào taekwondo ở quy mô cả tỉnh. Bộ môn định hướng duy trì mở câu lạc bộ, tập trung vào lực lượng học sinh để tạo nguồn lực đông đảo và có thêm nhân tố trẻ”.
Từ năm 2023, các câu lạc bộ, võ sinh taekwondo ở tỉnh được quản lý theo mã cá nhân. Nhờ đó, những người làm taekwondo tỉnh có thể ước tính chính xác được quy mô của môn và hướng đến kế hoạch phát triển hiệu quả hơn. Dữ liệu được ghi nhận trên hệ thống quản lý của liên đoàn và dùng mã cá nhân để tham dự mọi hoạt động, từ thi đấu đến thăng cấp đai, khóa học nghiệp vụ do Liên đoàn taekwondo Việt Nam tổ chức…
Nếu việc thành bại của thể thao được quy về mức độ phổ biến phong trào thì có lẽ taekwondo Hậu Giang đã thành công, tuy nhiên, môn võ này vẫn đối diện những khó khăn nhất định. Với vị trí đầu tàu, Hội taekwondo tỉnh chỉ mới thực hiện được việc phát triển phong trào trong thanh thiếu niên, học sinh theo phương hướng nhiệm kỳ 2019-2023 đề ra. Còn nhiệm vụ tăng dần tính chủ động trong công tác xã hội hóa theo xu hướng hội nhập, tạo nền tảng vững chắc cho các tài năng trẻ được phát hiện, vun bồi, nâng cao thành tích thể thao tỉnh nhà vẫn chưa thể hoàn thành.
“Thầy hay mới làm nên trò giỏi và vực dậy thành tích...”
Xã hội hóa là một giải pháp tất yếu giúp thúc đẩy thể dục thể thao phát triển, khi huy động được nhiều nguồn lực về chuyên môn, kinh phí để hỗ trợ tổ chức các giải, giúp vận động viên, huấn luyện viên có điều kiện thi đấu nâng cao trình độ. Thực tế, Hội taekwondo tỉnh vẫn chưa phát huy, khai thác được nguồn lực xã hội hóa trong hoạt động phát triển dẫn đến ít tổ chức giải đấu quy mô cấp tỉnh, giải cấp tỉnh gần nhất vào năm 2020, thiếu kinh phí tập huấn là trở ngại lớn mà bộ môn đối diện. Những nhân tố mới, tiềm năng vẫn chưa được tìm thấy và cũng không có cơ hội thi đấu ở giải quốc gia.
Tiến trình phát triển của taekwondo Hậu Giang vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi, khoảng thời gian còn lại của Hội taekwondo tỉnh nhiệm kỳ lần thứ I không còn nhiều. Cần nhanh chóng tiến hành đại hội nhiệm kỳ mới để xốc lại bộ máy hoạt động, đặc biệt là đẩy mạnh tốt việc vận động xã hội hóa giúp có thêm nguồn kinh phí tổ chức các giải đấu. Ông Phạm Phi Liếp, Phó trưởng Phòng Quản lý văn hóa, thể thao (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành hướng dẫn Hội taekwondo tỉnh hoàn thiện lại văn kiện và các yêu cầu liên quan để diễn ra đại hội nhiệm kỳ mới. Nguồn nhân lực mới được kỳ vọng sẽ vực dậy sự phát triển phong trào chung”.
Câu chuyện về quá khứ vàng son sẽ chỉ còn là dĩ vãng nếu không quyết tâm trên hành trình phục hồi và vực dậy tiềm năng taekwondo Hậu Giang cần nhiều sự chia sẻ, đóng góp, hiến kế và hỗ trợ từ ngành chuyên môn. Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, cho biết: “Thành tích là thước đo cho quá trình phát triển thể thao. Dù không nằm trong hệ thống thành tích cao, taekwondo vẫn có thể tham gia thi đấu giải cấp độ quốc gia, câu lạc bộ nếu nguồn lực đủ mạnh từ kinh phí đến năng lực chuyên môn. Taekwondo tỉnh cần một đầu tàu vững chắc hơn từ kinh nghiệm chuyên môn lẫn khả năng quản lý, chỉ có thầy hay mới làm nên trò giỏi và vực dậy thành tích”.
Taekwondo Hậu Giang cần tìm một hướng đi thật đúng đắn để tránh bị tụt lại dù biết rằng sẽ đối diện nhiều khó khăn phía trước...
Taekwondo từng được xem là môn thể thao trọng điểm của tỉnh và nhận sự đầu tư từ Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh, giai đoạn 2016-2020”. Thành tích nổi bật là mùa bội thu vào năm 2017 với 2 huy chương vàng ở Đại hội võ thuật taekwondo quốc tế Hanmadang châu Á, 1 huy chương vàng Giải vô địch Đông Nam Á, 2 huy chương đồng Giải vô địch trẻ quyền taekwondo châu Á; huy chương bạc Giải vô địch Đông Nam Á 2015. Tuy nhiên, vì nhiều lý do trong chuyên môn, nguồn lực huấn luyện viên, vận động viên, thành tích sụt giảm, từ năm 2021, taekwondo không còn nằm trong hệ thống thể thao thành tích cao của tỉnh. |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG