Nhà cái uy tín

【kq việt nam hôm nay】Xóm chổi vào xuân

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Về xóm chổi ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, sẽ dễ dàng cả kq việt nam hôm nay

Về xóm chổi ở ấp Tầm Vu 1,kq việt nam hôm nay xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, sẽ dễ dàng cảm nhận rõ không khí hối hả, nhộn nhịp của người dân nơi đây, khi xuân cận kề.

Nhờ bó chổi mà gia đình ông Sang có cuộc sống ổn định.

Ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, nơi được xem là cái nôi của nghề bó chổi đã tồn tại gần nửa thế kỷ. Ở đây, nhà nào cũng đầy chổi, từ chuẩn bị công cụ đến đang bó, tiếng quay dây cước vào nọc kêu ken két, tiếng danh chổi cho đẹp, tiếng xe máy chở nguyên liệu ra vào,… bao nhiêu âm thanh cứ thế hòa lẫn vào nhau, khiến xóm chổi càng thêm nhộn nhịp. Ngoài 70 tuổi, mái tóc điểm sương nhưng bà Nguyễn Thị Ánh, một trong những người đầu tiên biết về nghề bó chổi bàn tay vẫn nhanh nhẹn, thoăn thoắt. “Nhờ bó chổi cọng dừa mà đời sống dân cả xóm này đỡ vất vả hơn. Nhà tôi cả lớn, nhỏ ai cũng biết bó chổi, mỗi ngày cung ứng khoảng 100 cây cho bạn hàng, nên thu nhập khá lắm”, bà Ánh nói.

Theo nhiều người dân nơi đây, nghề bó chổi chủ yếu lấy công làm lời, đặc biệt, phù hợp ở mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ, không phân biệt đàn ông, đàn bà. Từ nhiều bàn tay lành nghề, nhanh nhẹn, những cây chổi được bó đều và khéo léo lần lượt ra đời. Bình quân mỗi ngày, với khoảng 50 hộ dân làm nghề sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 1.000 cây chổi. Mặc dù vậy, chổi ở Tầm Vu 1 luôn “cháy hàng”, đặc biệt là vào dịp tết, nhà nào cũng phải thức trắng đêm để làm việc. Tuy vất vả nhưng ai cũng vui, bởi thu nhập nhiều, tết càng sung túc hơn.

Chổi được bán cho thương lái với giá 10.000 đồng/cây chổi cọng đen và 20.000 đồng/cây chổi cọng trắng. Riêng chổi nhỏ để dành quét bếp, giá từ 2.000-3.000 đồng/cây. Chổi xứ Tầm Vu nhờ đẹp, chắc và giá rẻ nên được cung ứng cho nhiều tỉnh, thành như Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Dương, Đà Nẵng,… Bà Nguyễn Thị Vượng, 70 tuổi, gắn bó với nghề bó chổi từ năm 1977, chia sẻ: “Tôi là người xứ Nghệ, theo chồng vào đây lập nghiệp rồi học nghề bó chổi. Làm riết quen tay nên đến giờ tôi vẫn bó, bình quân khoảng 30 cây/ngày, trừ chi phí cũng lãi khoảng 120.000 đồng”. Bàn tay của bà Vượng giờ đây đã chai sạn, hằn lên những vết thương, đó là minh chứng rõ nét nhất nỗi vất vả của người bó chổi ở vùng quê này.

Giờ đây, đời sống người dân ở ấp Tầm Vu 1 đã cải thiện, nhiều căn nhà tường khang trang mọc lên, từ cọng dừa - thứ nguyên liệu gần gũi, dân dã và dễ kiếm. Từ việc không có đất sản xuất, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, không còn cảnh chạy vạy mượn tiền khắp nơi để lo cho cuộc sống. Ông Phan Văn Sang, gần 40 năm gắn bó với công việc bó chổi, cười nói: “Người dân ở đây ít hoặc thậm chí không có đất sản xuất, nên bó chổi là công việc chính để mang về thu nhập. Nhà tôi lúc trước hoàn cảnh khó khăn, đi làm thuê cũng bấp bênh nhưng nhờ bó chổi mà con cái được ăn học đàng hoàng”.

Người dân Tầm Vu luôn tự hào về chổi mình làm ra bởi đẹp, đạt chất lượng, hướng tới sự hài lòng của người tiêu dùng. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ chổi trên thị trường cao nên các hộ dân ở xóm đều lấy nguyên liệu làm sẵn từ Bến Tre. Địa phương cũng rất quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn để phát triển nghề. Bà Võ Thanh Thùy bộc bạch: “Nhờ mua nguyên liệu, nên chúng tôi tiết kiệm thời gian, làm ra nhiều sản phẩm hơn. Tuy chổi hút hàng, nhưng mỗi người đều có bạn hàng cung ứng riêng, không ai giành mối ai, đó là cách để giữ tình làng, nghĩa xóm”.

Nguồn nguyên liệu đảm bảo, đầu ra sản phẩm ổn định đã giúp người dân xóm chổi càng quyết tâm gắn bó với nghề. Bó chổi tuy không khó nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Đối với những người dân xóm chổi, làm chổi là giữ gìn nét đẹp truyền thống, giá trị cổ xưa. Đó cũng là cách để bảo tồn nghề không bị mai một, tạo việc làm cho người dân, đảm bảo thu nhập ổn định. Mỗi cây chổi làm ra là một kỷ niệm thấm đẫm tình người, với biết bao niềm hy vọng tươi sáng của người dân hiền lành, chất phác ở một vùng quê. Giữ nghề là giữ cả hồn quê.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap