Ngoại Hạng Anh

【bong da wap nhan dinh】Đa phần DN khó vay vốn ngân hàng do thiếu tài sản đảm bảo

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Ông Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã nhận định như vậy t bong da wap nhan dinh

Ông Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã nhận định như vậy tại hội thảo Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước,ĐaphầnDNkhóvayvốnngânhàngdothiếutàisảnđảmbảbong da wap nhan dinh do Cục Tài chính doanh nghiệp và Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 29/7.

Khó tiếp cận vốn do sức khỏe DN có vấn đề

Trong tham luận gửi hội thảo về tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DN, ông Nguyễn Tiến Đông- Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, từ năm 2014 đến nay, dư nợ tín dụng của DN không ngừng tăng trưởng và hiện đang duy trì ở mức 60% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.

Tính đến thời điểm đầu tháng 6 năm nay, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng đối với DN tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực DN tư nhân chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất với 75% và tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh nhất (18%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của DN có xu hướng giảm.

doanh nghiep

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Tố Uyên

Tuy nhiên, tại hội thảo, đa số ý kiến của DN đều cho rằng, khó khăn lớn nhất của DN trong thời gian qua vẫn là tình trạng “khát” vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Còn lại, số ít DN đã vay được vốn nhưng lại với mức lãi suất cao ngất ngưởng với mức 20 – 24%.

Đánh giá về vấn đề này, ông Tiến cho rằng, dù trong thời gian qua đã có rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn. Nguyên nhân là do sức khỏe nội tại của doanh nghiệp có nhiều vấn đề.

“Trong đó, điển hình như đa phần DN không vay được do không có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, nếu vay bằng tín chấp thì lại vấp phải những rào cản đến từ sự thiếu minh bạch và số liệu phản ánh trong hệ thống báo cáo tài chính chưa chính xác, chưa được kiểm toán, thiếu tin cậy…”- ông Tiến phân tích thêm.

Bên cạnh đó, theo ông Đông, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, hiệp hội, tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN vẫn chưa hiệu quả. Các sản phẩm tín dụng dành cho DN chưa phong phú, đa dạng. Thủ tục vay vốn phức tạp, hình thức bảo đảm khoản vay chưa linh hoạt. Quy mô vốn vay và thời hạn khoản vay chưa thỏa mãn được DN.

Mặt khác, thời gian qua, các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn đặc biệt là vốn trung, dài hạn. Đồng thời, các tổ chức này cũng gặp khó khăn trong khâu xử lý nợ do hành lang pháp lý và hành xử của các cơ quan quản lý, chấp pháp có liên quan chưa có sự hỗ trợ trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.

Đặc biệt, DN hoạt động chưa thực sự hiệu quả, hàng tồn kho cao, công nợ lớn, sức cạnh tranh yếu; năng lực quản trị thấp dẫn đến nhiều DN chưa xây đựng được chiến lược kinh doanh, làm ăn thiếu bài bản, không bền vững.

Chìa khóa nằm trong tay DN

Bàn về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động vay, trả nợ ngân hàng của các DN, các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN an toàn, hiệu quả cần những nỗ lực thực sự của cả ngân hàng và DN.

Theo đó, cần tăng cường hơn nữa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với DN. Đặc biệt là việc sử đổi, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển DN vừa và nhỏ phù hợp với thực tiễn cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DN. Các thủ tục hành chính cần được đơn giản hóa hơn nữa, môi trường kinh doanh cần được cải thiện nhằm tiết kiệm thời gian hơn đối với các thủ tục thế chấp và phát mãi tài sản là bất động sản.

“Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất một cách linh hoạt, hợp lý để các DN có điều kiện tiếp cận vốn giá rẻ. Đồng thời, sớm nghiên cứu ban hành quy chế cho vay mới với các quy định cho vay theo hướng thông thoáng, phù hợp với bối cảnh thị trường hiện nay và nâng cao hiệu của hoạt động thông tin tín dụng”- ông Đông nêu rõ trong bản tham luận.

Đặc biệt, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của DN trong công cuộc tự cứu chính mình. Để tiếp cận dòng vốn thành công, bản thân các DN phải tự hoàn thiện, đổi mới có chế quản lý, điều hành hệ thống kế toán theo hướng minh bạch, rõ ràng. Ngoài ra, cần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo, trang bị kiến thức về quản trị, pháp luật.

Theo ông Tiến, đã đến lúc DN phải thực sự quyết liệt trong vấn đề tái cấu trúc kinh doanh theo hướng cắt bỏ các dự án đầu tư, những hoạt động đầu tư, kinh doanh chưa hiệu quả nhằm cùng cố nguồn lực tài chính, duy trì cơ cấu tài chính cân đối, lành mạnh./.

Tố Uyên

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap