Empire777

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế với các nướcPhát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tỷ số bóng đá mu hôm nay

【tỷ số bóng đá mu hôm nay】Mở rộng hợp tác quốc tế: Tăng năng lực quản lý cho ngành Thuế Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế với các nước

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2023 của ngành Thuế vừa qua,ởrộnghợptácquốctếTăngnănglựcquảnlýchongànhThuếViệtỷ số bóng đá mu hôm nay Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá, năm 2022, ngành Thuế đã ghi 10 dấu ấn đậm nét trong thực hiện nhiệm vụ công tác. Trong đó, nổi bật là thu ngân sách vượt đích sớm, đẩy mạnh chuyển đổi số, hợp tác quốc tế.

Ông Vũ Chí Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, bên cạnh hành trình đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi số, hoạt động hợp tác quốc tế được Tổng cục Thuế đặc biệt chú trọng, phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực chia sẻ kinh nghiệm. Hoạt động hợp tác quốc tế góp phần quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật về thuế phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam. Qua đó đưa thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý hiệu quả, hiệu lực.

Đoàn công tác của Tổng cục Thuế Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: THÙY LINH
Đoàn công tác của Tổng cục Thuế Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thùy Linh

Trong năm 2022, Tổng cục Thuế đã tổ chức một số đoàn công tác cấp Tổng cục trưởng tham dự các hội nghị quốc tế song phương và đa phương với Hàn Quốc, SGATAR, IMF, ADB, AFT…, tập trung vào những chủ đề quan trọng như: Chuyển đổi số, chống trốn tránh thuế, phân bổ thuế toàn cầu đối với hoạt động kinh tế số… Tổng cục Thuế triển khai đàm phán, ký kết các hiệp định thuế, nghị định thư sửa đổi hiệp định thuế với các nước; xây dựng, ban hành kế hoạch hành động triển khai Đề án rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam; đàm phán xây dựng dự thảo hiệp định đa phương về phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số. Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục triển khai nhiều nội dung hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức lớn như ECD, IMF.

Thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài

Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2025, đặt trọng tâm công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và 3 trụ cột cơ bản, đó là: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.

Bốn nội dung trọng tâm trong quản lý thuế quốc tế đề ra tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 gồm: Thứ nhất, xây dựng chiến lược đàm phán hiệp định tránh đánh thuế hai lần phù hợp với tình hình mới, đối tác mới và các quy trình áp dụng hiệp định thuế, trao đổi thông tin, thủ tục thỏa thuận song phương phù hợp với thực tiễn quản lý thuế; xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy chế và sổ tay phục vụ trong công tác quản lý thuế quốc tế.

Thứ hai, ban hành các quy định và biện pháp quản lý thuế quốc tế mới về thanh tra giá, chuyển nhượng và chống trốn thuế, tránh thuế để thích ứng với tốc độ phát triển và sự thay đổi nhanh chóng của mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, thanh tra kiểm tra và chống gian lận thuế quốc tế đối với hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới.

Nhiều hiệp định về thuế đã được ký kết

Năm 2022, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính triển khai đàm phán, ký kết các hiệp định thuế, nghị định thư sửa đổi hiệp định thuế với Argentina, Sierra, Leone, Luxembourg, Đức, Hy Lạp, Ai Cập, Albania, Thụy Sỹ… Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận được ký vào ngày 9/2/2022 tại Paris - Pháp bởi Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Pháp Đinh Toàn Thắng, theo sự ủy quyền của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế quốc tế thông qua việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về người nộp thuế nước ngoài được thu thập, trao đổi qua các cơ chế trao đổi thông tin; xây dựng phương pháp khai thác, đánh giá, phân loại các dữ liệu theo loại thu nhập, ngành nghề, quốc gia, vùng lãnh thổ, theo loại hình giao dịch… theo hướng hiện đại hóa, tích hợp cao và áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro tiên tiến; thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng, thanh tra kiểm tra hoạt động thương mại điện tử và chống trốn thuế, tránh thuế, kiểm tra giám sát hỗ trợ việc áp dụng hiệp định thuế, thủ tục thỏa thuận song phương, trao đổi thông tin.

Một số nhiệm vụ được nêu cụ thể như: đảm bảo 100% số lượng yêu cầu trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài và ngược lại được xử lý. Số lượng yêu cầu cơ quan thuế nước ngoài trao đổi thông tin tăng 20% - 30% hàng năm. Tỷ lệ 1% thanh tra giá chuyển nhượng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phát sinh giao dịch liên kết hàng năm.

Phó Tổng cục trưởng Vũ Chí Hùng cho biết, trong năm 2023, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin, triển khai kịp thời các chương trình công tác của Bộ Tài chính, cũng như chỉ đạo của lãnh đạo các cấp để triển khai nhanh chóng, hiệu quả, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các đoàn ra - đoàn vào; tích cực phối hợp, trao đổi với các cơ quan thuế bạn trong công tác đàm phán, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có ý kiến với các cơ quan chức năng của bạn để xúc tiến quá trình đàm phán; tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, báo cáo các vấn đề về 2 trụ cột nền tảng trong Thỏa thuận năm 2022 của OECD về thuế quốc tế.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2023 mới đây, bà Trần Thị Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thuế), cho biết năm 2022, vụ đã trình Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển khai Đề án về rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác song phương giữa cơ quan thuế Việt Nam và các nước, Tổng cục Thuế đã đón tiếp chu đáo và trọng thị các đoàn của Bộ Tài chính Lào và Cơ quan Thuế quốc gia Hàn Quốc sang thăm và làm việc tại Tổng cục Thuế…

Về trao đổi thông tin theo Hiệp định thuế, trong năm 2022, Vụ Hợp tác quốc tế đã tiến hành xử lý 88 trường hợp đề nghị trao đổi thông tin với cơ quan thuế của 36 nước. Trong đó, số trường hợp trao đổi thông tin liên quan đến cơ quan thuế Trung Quốc (hai chiều) chiếm nhiều nhất, tiếp theo là cơ quan thuế Campuchia với 21 trường hợp.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap