【trận đấu fiorentina gặp as roma】Từ chiếc giày Nike đến vắc
Gặp dữ hóa lành
Hơn 4 năm trước,ừchiếcgiàyNikeđếnvắtrận đấu fiorentina gặp as roma tuy không chao đảo vì đại dịch như bây giờ, nhưng nền kinh tế toàn cầu cũng nín thở khi nước Mỹ có tân Tổng thống - ông Donald Trump cùng tuyên ngôn điều hành “nước Mỹ trên hết” với mở đầu là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và thiết lập danh sách từng quốc gia, từng món hàng trong giao dịch với Mỹ. Theo đó, các châu lục đều bị đặt trong “tầm ngắm” và 16 nước, trong đó có Việt Nam thuộc diện “trọng điểm” về lạm dụng thương mại với Mỹ.
Sản xuất giầy Nike – thương hiệu nổi tiếng của Mỹ tại Việt Nam. |
Mùa hè năm đó, mang một tâm trạng khá căng thẳng vì làm thế nào để thuyết phục chính quyền của ông Donal Trump rằng hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam không lấy đi việc làm, không ảnh hưởng quyền lợi của Mỹ, mà thực tế giúp thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy việc làm và thúc đẩy xuất khẩu của cả hai bên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ.
Ngày 30/5/2017, tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Donald Trump nắm trọn bàn tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nồng ấm và trọng thị. Ngay tại cuộc gặp mặt đầu tiên này, ông Trump đã bày tỏ “mong chờ chuyến thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11”. Đúng như lời hẹn, lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam trong năm đầu tiên đương chức, tháng 11 năm đó, Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam.
Dường như, không còn khoảng cách nào giữa nền kinh tế có quy mô gần 20 nghìn tỷ USD với nền kinh tế còn ở ngưỡng 300 tỷ USD và ở xa nhau nửa vòng trái đất, Việt Nam cũng không còn là kẻ bị “tình nghi” lạm dụng thương mại, gặp dữ hóa lành là điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm được bởi sự nhiệt tình và chân tình. Tổng thống Donald Trump, khi hội đàm cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hồ hởi nhắc đến, “Việt Nam vừa đặt một đơn hàng rất lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá đơn hàng đó trị giá nhiều tỷ USD, điều này có nghĩa sẽ mang lại việc làm cho Mỹ và trang thiết bị tuyệt vời cho Việt Nam”.
Cùng chung tay, cùng quyết tâm Trong thư gửi tới các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh cũng như hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đang khẩn trương cụ thể hóa, thống nhất tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn, tập trung các nhóm giải pháp về thực hiện lộ trình mở cửa; ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; làm việc trong các chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài… Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng làm hết sức mình trong khả năng có thể để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thuận lợi tại Việt Nam cả trong và sau đại dịch Covid-19. Chính phủ mong muốn các hiệp hội và doanh nghiệp các nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hợp tác và đồng hành với Việt Nam để cùng chung tay vượt qua thử thách, khó khăn nhất thời hiện nay, thích nghi an toàn, linh hoạt và mở cửa phục hồi sản xuất, kinh doanh; cùng chung tay, cùng quyết tâm, không có khó khăn nào mà không giải quyết được. |
Gặp gỡ các doanh nghiệp Mỹ trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lấy trong chiếc cặp mang theo bên mình bức họa về chiếc giày Nike để chứng minh một cách rất thuyết phục và ấn tượng về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ là mối quan hệ có lợi cho nền kinh tế của cả hai nước. Một đôi giày Nike sản xuất tại Việt Nam thì phía Việt Nam chỉ được hưởng một khoản rất khiêm tốn là khoảng 22% giá trị còn 78% giá trị là của nhà đầu tư Mỹ. Đồng thời, ông khẳng định rõ thông điệp hợp tác với Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng và việc làm của nước Mỹ. Việt Nam là thị trường quan trọng nhất của Nike trong sản xuất và xuất khẩu, khi có đến 50% sản phẩm của Nike trên toàn cầu sản xuất Việt Nam.
Luôn là win - win
Đến Mỹ vào mùa thu năm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ như Tập đoàn Exxon Mobil, Blackrock, GE, CFM International, AviaWorld LCC, Cantor Fitzgerald, Weidner Asset Management Steelman Partners, Delong, Valero, AGP, UPC... Đây là những doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, cùng có mong muốn tăng cường các hoạt động đầu tư sang Việt Nam. Thông điệp của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam tại tất cả các cuộc làm việc luôn là phát triển thương mại hai chiều hài hòa và bền vững.
Đặc biệt, Chủ tịch nước còn đến tận trụ sở Tập đoàn Pfizer. Hình ảnh ông cùng lãnh đạo Tập đoàn chụp ảnh ngay cổng trụ sở, cạnh biển đề tên Pfizer, gợi nhớ lại hình ảnh hơn 4 năm trước ông giơ trên tay bức họa chiếc giày Nike, mang đến cảm nhận sâu sắc cho các nhà đầu tư ngoại về một đất nước Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để đón đại bàng đến xây tổ.
Kết quả là Việt Nam đã không phải nhận bất kỳ sóng to gió lớn nào đến từ nước Mỹ trong hơn 4 năm qua. Hoa Kỳ giờ đã có Tổng thống mới, nhưng thịnh tình thì vẫn như trước, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới nhận được nhiều nhất viện trợ vắc-xin từ Mỹ. Khi Việt Nam phải chật vật nhiều tháng ròng rã chống dịch, thì cộng đồng doanh nghiệp Mỹ vẫn “cam kết cùng Việt Nam vượt qua đại dịch, duy trì hoạt động sản xuất, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới”, theo lời ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tại cuộc đối thoại của Chủ tịch QH Vương Đình Huệ với đại diện các doanh nghiệp Mỹ thuộc USABC, ngày 30/9/2021.
Còn Phó chủ tịch Thương mại toàn cầu Tập đoàn Nike, ông Chris Helzer thấy rất vui khi một số nhà máy của Nike ở phía Nam mở cửa lại sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh.
Đáp lại tình cảm của các doanh nghiệp Mỹ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn họ cũng như USABC sẽ tăng cường hơn trong đối thoại chính sách, để kết quả mang về luôn là win-win, cả hai cùng chiến thắng.
Vốn ngoại có ra đi? Không chỉ nỗ lực đón “đại bàng” từ nước Mỹ, Việt Nam nỗ lực trong mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh để đón đại bàng từ bốn phương. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, trong đó có tên Việt Nam. Trong nửa năm qua, bởi sự càn quét của đại dịch, số lượng dự án FDI cấp mới và điều chỉnh góp vốn mua cổ phần ở Việt Nam đều giảm. Việt Nam đứng trước nguy cơ ra đi dòng vốn FDI. Dẫu vậy, trước khi quyết định rời khỏi Việt Nam, doanh nghiệp ngoại hẳn sẽ cân nhắc rất kỹ và một trong những điều lưu luyến họ, là hình ảnh những lãnh đạo Việt Nam tận tâm, tỉ mỉ mà họ đã được nghe, được thấy từ câu chuyện về chiếc giày Nike hay từ cái tên Pfizer. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), dòng vốn FDI vào Việt Nam đang chậm lại do cú sốc Covid-19, nhưng đó cũng là xu hướng chung đang diễn ra ở các quốc gia có dịch bệnh trên toàn cầu. WB không cho rằng FDI có xu hướng dịch chuyển ra ngoài Việt Nam. Mới đây, tờ báo kinh tế hàng đầu của Australia - The Australia Financial Review (AFR) - đánh giá, dù Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nhưng không làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào quốc gia này. |