Sai phạm trong thăm dò,ềncấpquyềnkhaitháckhoángsảnHạnchếđầucơgiữmỏđểchuyểnnhượtỷ số u19 ý khai thác khoáng sản: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân Quảng Nam: Ngăn chặn việc cố tình trả giá cao rồi bỏ cọc trong đấu giá khai thác khoáng sản Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để |
Tăng cường hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản?
Chiều 5/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy |
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất khoáng sản được khai thác (Điều 8), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hằng năm hỗ trợ chi phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường nhằm tăng cường hơn trách nhiệm của tổ chức khai thác khoáng sản.
Đối với nội dung này, có 2 loại ý kiến như sau: Loại ý kiến thứ nhất: Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 8 theo Phương án 1 như dự thảo Luật (Chính phủ đề nghị bổ sung). Ưu điểm của quy định này đó là tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Về nhược điểm, quy định này chuyển từ trách nhiệm hỗ trợ với mức hỗ trợ mang tính chất tự nguyện của Luật Khoáng sản hiện hành thành trách nhiệm hỗ trợ mang tính bắt buộc là chính sách mới chưa có đánh giá tác động. Không quy định nguyên tắc về mức thu dễ dẫn đến tùy tiện trong áp dụng.
Việc cho phép “phần kinh phí hỗ trợ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được hạch toán vào chi phí sản xuất” dẫn đến chưa thống nhất với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trái với nguyên tắc chi phí được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện nộp các nghĩa vụ thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước. Nhà nước điều tiết, phân bổ ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để duy tu, nâng cấp hạ tầng, bảo vệ môi trường (nếu chưa phù hợp thì cần điều chỉnh tăng các khoản thu này).
Do vậy, việc quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải hỗ trợ mang tính chất bắt buộc là không công bằng đối với các lĩnh vực kinh tế khác và tạo gánh nặng chi phí cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Loại ý kiến thứ hai:Giữ như quy định của Luật Khoáng sản hiện hành theo Phương án 2 tại khoản 3 Điều 8 dự thảo Luật. Ưu điểm của phương án đó là không phát sinh chính sách mới. Bảo đảm bản chất của việc hỗ trợ kinh phí (cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ nhưng tự nguyện về mức hỗ trợ).
Về nhược điểm, theo phương án này dễ dẫn đến việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tùy ý trong việc thực hiện trách nhiệm hỗ trợ (không bắt buộc). Hiện nay, ít địa phương triển khai chính sách này và có khác nhau trong việc quy định trách nhiệm (bắt buộc hay tự nguyện) của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến về nội dung này.
Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản (Điều 14), trong quá trình thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý, nội dung phân công trách nhiệm cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản còn nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc h đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo 2 phương ánđể xin ý kiến.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất báo cáo Quốc hội về việc quy định 01 phương án (Phương án 1 có điều chỉnh) theo hướng: Giao Chính phủ phân công cơ quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản; quy định việc lập phương án quản lý về địa chất và khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh (Điều 14 của dự thảo Luật).
Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng
Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Điều 45), có ý kiến đề nghị quy định nguyên tắc cấp phép giấy phép thăm dò khoáng sản phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản và quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia để giải quyết các vướng mắc thực tế liên quan đến khoáng sản than.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định chuyển tiếp tại khoản 7 Điều 116 dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh lý điểm h khoản 1 Điều 45 quy định “Mỗi tổ chức được cấp không quá 05 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực, trừ khoáng sản than/ khoáng sản năng lượng”, vì nếu giới hạn chỉ được cấp 5 giấy phép thăm dò sẽ ảnh hưởng lớn đến các đề án thăm dò khoáng sản than theo quy hoạch, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Dự thảo Luật kế thừa quy định về số lượng giấy phép thăm dò của Luật hiện hành để hạn chế việc đầu cơ, giữ mỏ, trong quá trình thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 không có vướng mắc.
Việc loại trừ quy định đối với khoáng sản than/khoáng sản năng lượng là không phù hợp giữa các nhóm, loại khoáng sản trong hoạt động cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất chỉnh lý nội dung quy định tại điểm h khoản 1 Điều 45theo hướng giao Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường hợp tổ chức đề nghị vượt quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.
Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 101), có ý kiến cho rằng quy định về tiền cấp quyền là không khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn; một số ý kiến đề nghị bỏ nội dung thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời xem xét tăng mức thu thuế tài nguyên khoáng sản; đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên và có giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính.
Về đề nghị bỏ nội dung thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời xem xét tăng mức thu thuế tài nguyên khoáng sản: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, qua 13 năm thực hiện, chính sách “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” đã góp phần hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, đồng thời cũng là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Để giải quyết những hạn chế, vướng mắc hiện nay, dự thảo Luật đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế. Với quy định nêu trên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ không bị ảnh hưởng bởi trữ lượng địa chất, trữ lượng không được khai thác, không thể khai thác hết; hoặc vì lý do khách quan chưa thể đưa mỏ vào khai thác.
Về sự khác nhau giữa tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thuế tài nguyên: Đối với thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân tự kê khai sản lượng khai thác thực tế và nộp theo tháng và được quyết toán theo năm.
Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật đang quy định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước sẽ phê duyệt theo trữ lượng khoáng sản, tổ chức, cá nhân sẽ nộp 1 lần vào đầu năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế theo thời kỳ (có thể 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm). Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp thừa sẽ được chuyển sang kỳ nộp tiếp theo, trường hợp nộp thiếu thì nộp bổ sung.
Về thủ tục hành chính: Đối với tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trên cơ sở quyết định phê duyệt và quyết toán thuế tài nguyên, tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp 1 năm 1 lần, không làm phát sinh thủ tục hành chính trong việc kê khai, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.