【u21 na uy】Đề xuất cho xe đạp hoạt động trong phố đi bộ ở Hà Nội
Ngày 28/9,ĐềxuấtchoxeđạphoạtđộngtrongphốđibộởHàNộu21 na uy tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Hội thảo khuyến khích mô hình xe đạp công cộng. Phát biểu tại hội thảo, ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, tai nạn giao thông đường bộ và môi trường là vấn nạn của toàn cầu.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 1,25 triệu người tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ, có 3,3 triệu người tử vong vì bụi phát thải không khí, trong đó giao thông chiếm xấp xỉ 20%.
Để giải bài toán về hạn chế giao thông cá nhân gây ùn tắc và ô nhiễm môi trường, bên cạnh việc phát triển loại hình vận tải công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, phương tiện xe đạp chính là giải pháp kết nối hữu hiệu giữa các điểm trung chuyển, các bến xe, nhà ga trong thành phố.
Vì vậy, trong quá trình quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông công cộng, các thành phố nên tính toán, đưa phương tiện xe đạp công cộng trở thành giải pháp kết nối giao thông, giảm phương tiện cơ giới cá nhân.
Cũng theo ông Khuất Việt Hùng, khi đề án hạn chế xe máy vào nội đô đưa ra, các chuyên gia và người dân đều đặt câu hỏi nếu hạn chế xe máy đi bằng gì? Nhưng chưa ai nói đi xe đạp, hoặc xe đạp là một lựa chọn.
Để đề án có chỗ đứng cho xe đạp công cộng, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Sở GTVT Hà Nội báo cáo UBND thành phố Hà Nội trong không gian phố đi bộ nên cho phép xe đạp đi vào, xem xét những đoạn tuyến phố mật độ giao thông cao nhưng tốc độ không quá 30km/giờ thì xe đạp và các xe khác tham gia lưu thông bình thường mà không cần phải phân làn giao thông.
Muốn làm được việc này, ông Hùng cho rằng cần có các giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố, trong đó cần được quy hoạch vị trí điểm tập kết hợp lý cho phương tiện xe đạp tại các khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người sử dụng và sự bổ trợ, kết nối trong mạng lưới vận tải công cộng.
Song song đó, chính quyền phải phát triển hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho người đi xe đạp bao gồm hệ thống làn đường cho xe đạp, điểm dừng, trông giữ, bảo quản. Những giải pháp này không yêu cầu vốn đầu tư lớn, tuy nhiên chỉ thực hiện được khi có những đầu vào không gian và quỹ đất đô thị phù hợp.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia nhìn nhận, đối với những thành phố đang xây dựng các giải pháp khuyến khích phát triển hệ thống xe đạp công cộng, khuyến khích các mục tiêu sử dụng đa dạng, việc tích hợp toàn diện hệ thống với vận tải công cộng sức chứa lớn là một hướng đi hợp lý.
Đồng thời, các ý kiến đều nhấn mạnh, người dân sẽ đi xe đạp khi có không gian an toàn (làn xe đạp liên thông...), hoặc đi bộ khi có vỉa hè sạch sẽ thông thoáng và đặc biệt là phải liên thông, liên tục... Trách nhiệm của nhà quản lý là cần cung cấp các điều kiện cần và định hướng cho việc đáp ứng các nhu cầu này.../.
Trí Dũng