Với nhiều hình thức tuyên truyền như tổ chức hội thi,Đadạnghnhthứctuyntruyềnbnhđẳnggiớtyleca cuocbongda hom nay tuyên truyền miệng, băng rôn, áp phích, tờ rơi, tờ bướm,... đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, tiến tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Hội thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Phụng Hiệp.
Từ các hội thi sinh động
Những câu chuyện về sự thiếu quan tâm của các ông chồng đối với gia đình, thiếu hiểu biết về bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình đã được các đội thi tái hiện qua các tiểu phẩm khi tham gia Hội thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 do các huyện, thị xã, thành phố tổ chức. Anh Lê Văn Trung Giang, công tác tại Công an xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Năm nay, thành phố Vị Thanh tổ chức hội thi, tôi cùng với mọi người tham gia. Đến với hội thi, cả đội đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… Ngoài ra, còn tranh thủ thời gian để luyện tập tiểu phẩm”. Tiểu phẩm mà đội anh Trung Giang mang đến hội thi là hình ảnh người chồng không lo làm ăn, suốt ngày ăn nhậu, rồi đánh đập, chửi bới vợ con, làm hạnh phúc gia đình không trọn vẹn. Rồi sau khi được cán bộ tuyên truyền, vận động, giải thích, người chồng đã nhận ra lỗi lầm và trách nhiệm của mình. Từ đó, quyết tâm chí thú làm ăn, yêu thương vợ con. Thông qua tiểu phẩm, với những nội dung tuyên truyền sinh động, đã góp phần nâng cao ý thức mỗi người về bình đẳng giới, trách nhiệm của các thành viên gia đình trong việc chăm lo đời sống kinh tế và nuôi dạy con cái.
Thông qua hoạt động tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa đã giúp các cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở cơ sở củng cố kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tăng cường đổi mới, đa dạng hình thức tuyên truyền để đưa thông tin về bình đẳng giới, cách phòng, chống bạo lực gia đình đến gần với người dân hơn. Ông Nguyễn Văn Túc, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp, cho biết: “Qua hội thi đã giúp các cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn xã học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng tuyên truyền từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Từ đó, hướng dẫn lại cho các cán bộ ở cơ sở, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương”.
Đây là năm đầu tiên, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tổ chức Hội thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017. Ngoài tổ chức hội thi, công tác tuyên truyền luôn được các cấp, các ngành và địa phương đẩy mạnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền miệng
Không chỉ tuyên truyền trên giấy tờ hay những văn bản luật, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ đó, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác này. Hiện nay, trong các cuộc họp hay các buổi sinh hoạt mọi người thường lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, cách phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ (CLB) như CLB phòng, chống bạo lực gia đình, CLB gia đình hạnh phúc… người dân cũng được cung cấp kiến thức về bình đẳng giới, cách phòng, chống bạo lực gia đình thật dễ hiểu, thông qua những việc làm thiết thực, cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng nhờ tham gia sinh hoạt CLB Bình đẳng giới và Hôn nhân gia đình xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy mà ông T.V.U., ở ấp 9, xã Vị Thắng, đã thay đổi nhận thức và hành động của mình, từng bước xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Mắt nhìn xa xăm, ông U. kể về những ngày tháng mà ông cho là tội lỗi không thể nào quên được. Ông U. kể, ngày xưa nghèo khổ, anh em rủ đi làm, hầu như ngày nào đi làm cũng có rượu trong người. Cứ mỗi lần say xỉn về nhà, ông đều “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với người vợ đầu ấp tay gối, dẫu biết rằng vợ chẳng làm điều gì sai. “Hồi trước đi làm, đâu có ai nói với tôi về bình đẳng giới hay chồng phải phụ vợ làm chuyện này nọ đâu. Trong bàn nhậu chỉ nói, nhìn vợ… thấy ghét là đánh. Vì vậy, mỗi lần say xỉn tôi đều đánh đập vợ của mình, giờ nghĩ lại mà thấy có lỗi vô cùng”, ông U. tâm sự. Mỗi lần bị đánh, vợ ông, bà L.T.C. chỉ biết chịu đựng, đến khi không thể chịu nỗi bà mới báo với chính quyền địa phương. “Lúc đó, tôi chỉ mong ông ấy đi tù, để đừng hành hạ mẹ con tôi nữa”, bà C. nhớ lại.
Rồi khi địa phương thành lập CLB, tổ chức sinh hoạt tại nhà ông, lúc đó, ông mới vỡ lẽ, hiểu được thế nào là bình đẳng giới, bạo lực gia đình, rồi bắt đầu sửa đổi tính tình, tu chí làm ăn. Đó cũng là cả quá trình ông đấu tranh với bản thân để trở thành người chồng tốt, mẫu mực trong gia đình, được hàng xóm quý mến. Đặc biệt, ông đã bỏ hẳn rượu. “Giờ đây, không chỉ anh U. chí thú làm ăn, hết lòng chăm lo cuộc sống gia đình, mà anh còn cùng với Ban chủ nhiệm CLB tuyên truyền về bình đẳng giới. Qua tấm gương của anh, đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của nhiều người, nhất là những người đang có những hành vi bạo lực trong gia đình”, bà Phan Thị Kim Thương, Phó Chủ nhiệm CLB, chia sẻ.
Mỗi tháng, CLB phối hợp với CLB trợ giúp pháp lý ở địa phương tổ chức sinh hoạt, với các nội dung tuyên truyền như Luật Hôn nhân và gia đình, cách phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, các thành viên CLB còn cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình, kinh nghiệm phát triển kinh tế, nuôi con khỏe, dạy con ngoan và đặc biệt là ngăn ngừa bạo lực để gia đình luôn là nơi bình yên của mọi người. Nhờ vậy, mọi người đã có những thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới.
Với nhiều hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong phú, dễ hiểu, công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình đã đạt được nhiều kết quả, từng bước nâng cao nhận thức người dân. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bạo lực gia đình, vấn nạn bất bình đẳng giới, tiến tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh… Đó cũng là điểm nhấn trong Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề “Chung tay chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”…
Hiện nay, toàn tỉnh đã thành lập được 112 mô hình câu lạc bộ “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”, “Bình đẳng giới và hôn nhân gia đình”, “Xây dựng gia đình an toàn cho cho phụ nữ và trẻ em”, “Giáo dục trẻ vị thành niên”… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU