【thứ hạng của parma】Trẻ em – đối tượng bị tác động nặng nề nhất của làn sóng dịch thứ 4 tại Đức
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Tây Berlin,ẻem–đốitượngbịtácđộngnặngnềnhấtcủalànsóngdịchthứtạiĐứthứ hạng của parma Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Viện Robert Koch (RKI), tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày cao nhất hiện nay là ở nhóm trẻ từ 10-14 tuổi, tiếp theo là nhóm từ 5-9 tuổi và cuối cùng là nhóm từ 15-19 tuổi.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo tuần của cơ quan y tế công cộng RKI cho biết chỉ trong vòng 4 tuần, Đức đã ghi nhận 856 đợt dịch bùng phát tại các trường học, cao hơn nhiều so với tất cả các làn sóng dịch trước đây. Ngoài khả năng dễ lây lan hơn của biến thể Delta, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm virus cao trong các trường học là do nhiều trẻ em đi học chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ở Đức, tiêm chủng vaccine hiện vẫn chỉ được phép cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cao trong nhóm tuổi từ 5-19, song cho đến nay, giới chức Đức không muốn yêu cầu đóng cửa các trường học. Bởi nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hậu quả tâm lý xã hội của việc đóng cửa trường học trên diện rộng đối với trẻ em. Quốc hội Đức vừa thông qua Luật sửa đổi về phòng chống dịch bệnh có điều khoản cấm việc đóng cửa trường học trên diện rộng.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng đến cuộc sống học đường hàng ngày. Không có số liệu toàn quốc về việc đóng cửa trường học hiện tại, nhưng theo số liệu cập nhật từ Hội nghị Bộ trưởng giáo dục của Đức, có 45.500 trẻ em trong độ tuổi đi học được ghi nhận mắc COVID-19 và 87.000 trong số 10 triệu trẻ em đang cách ly. Trong khi đó, con số này của tuần trước là 23.000 học sinh mắc COVID-19 và 54.000 trường hợp cách ly.