Ông Phan Lợi,ầnmạnhtayđốivớiđườnglậti so da banh Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh An Giang: Hiện nay trên tuyến biên giới cửa khẩu An Giang các DN kinh doanh XNK có rất nhiều kho chứa hàng, trong đó tại xã Khánh An và Khánh Bình, huyện An Phú có 5 cơ sở, DN đăng ký kinh doanh mặt hàng đường có kho chứa hàng. Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng QLTT, Hải quan, Công an thường xuyên có kế hoạch để kiểm tra đối với các cơ sở, DN kinh doanh mặt hàng đường có kho chứa hàng trên khu vực biên giới, riêng tại xã Khánh An và Khánh Bình, huyện An Phú kiểm tra mỗi cơ sở, DN ít nhất 2 lần, có cơ sở kiểm tra đến 5 lần. Ông Đào Xuân Thành, Trưởng Phòng Thu thập xử lý thông tin, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan: Thời gian qua tình hình buôn lậu, vận chuyển đường trái phép chủ yếu xảy ra nhiều ở biên giới Tây Nam, miền Trung, tại KKT cửa khẩu Lao Bảo, Cầu Treo. Trong đó, đặc biệt lượng đường nhập vào KKT Lao Bảo đang lớn hơn rất nhiều so với sức tiêu thụ và điều kiện kinh tế trong KKT, nếu tính ra trung bình mỗi người dân tiêu thụ 3- 4 tạ đường/năm. Ông Nguyễn Đỗ Kim, Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu miền Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan: Với chính sách được ưu đãi về thuế nên hiện tại đường nhập lậu có hai loại: Thẩm lậu qua các tỉnh biên giới Tây Nam, miền Trung và loại qua hình thức kinh doanh tạm nhập - tái xuất. Theo thống kê hiện có khoảng 100 DN tham gia tạm - nhập tái xuất đường, chủ yếu xuất đi thị trường Trung Quốc. Trong đó, nhiều DN lợi dụng sơ hở chính sách đã xuất qua đường mòn lối mở rồi mang hàng quay lại bán nội địa. Cũng có DN đưa luôn đường từ kho ra bán vào nội địa hoặc tự ý phá niêm phong đem hàng đi tiêu thụ. Đảo Lê |
Theo số liệu của Bộ Công Thương, từ năm 2010 đến nay, các lực lượng chức năng đã thu giữ 1.300 tấn đường. Cụ thể, năm 2010 là 200 tấn, năm 2011 là 331 tấn, năm 2012 là 700 tấn và trong 6 tháng đầu năm 2013, tại An Giang, các lực lượng đã bắt giữ 362 tấn. Điều này cho thấy lượng đường nhập lậu ngày càng gia tăng.
Ông Nguyễn Đỗ Kim, Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu miền Nam, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan thừa nhận, hiện nay đường nhập lậu Thái Lan qua biên giới là có, nhưng các lực lượng chức năng rất khó xử lý. Lý do là các đối tượng buôn lậu đường sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi như, dùng bao trắng và gắn tem phụ của cơ sở sản xuất, hợp thức hóa để tiêu thụ. Trong khi đó, hiện nay yếu tố pháp lý để giải quyết vấn đề này lại không được “già dặn” để các lực lượng chức năng có cơ sở để xử lý triệt để. Do vậy, khi bắt được hàng lậu, lực lượng chống buôn lậu đã phải thực hiện nhiều biện pháp như giám định hóa lý, thành phần, cảm quan… để điều tra tận gốc nguồn gốc lô hàng. Tuy nhiên, những vụ bắt đường lậu chỉ có thể tịch thu mà chưa đủ yếu tố khởi tố hình sự.
Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN mía đường Việt Nam trong bối cảnh sản lượng đường trong nước dư thừa, tồn kho tăng cao và đưa ra giải pháp ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường ở một số cửa khẩu miền Trung và Tây Nam bộ đang ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước..., ông Đỗ Thanh Lam cho rằng, việc chống buôn lậu, gian lận thương mại là trách nhiệm của các lực lượng chức năng và toàn xã hội. Chống buôn lậu hiệu quả cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt.
Ông Lam nhấn mạnh, theo yêu cầu tại Công văn số 4919/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ ngày 18-6-2013, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến giao Ban chỉ đạo 127 Trung ương chỉ đạo UBND các tỉnh biên giới, chính quyền địa phương vùng biên giới, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn trọng điểm kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển đường nhập lậu. Do đó, các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng cần nhận thức rõ về nhiệm vụ, tầm quan trọng của việc chống buôn lậu. Xác định trách nhiệm của người đứng đầu tại các địa phương để xảy ra buôn lậu, phải chịu trách nhiệm.
Trong khi lực lượng chức năng khá mỏng thì các đối tượng buôn lậu lại sử dụng phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Do vậy, theo ý kiến của các lực lượng chức năng thì cần phải làm tốt công tác điều tra, trinh sát, làm rõ phương thức thủ đoạn của đối tượng buôn lậu, từ đó có phương án xử lý triệt để. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần phối hợp trao đổi thông tin chặt chẽ hơn, xây dựng cơ chế chính sách trong vấn đề xử lý vi phạm, có hình thức xử lý răn đe kịp thời. Đặc biệt, vai trò của lực lượng Công an cũng rất quan trọng nhằm điều tra, xử lý DN làm ăn phi pháp.
Để đẩy lùi nạn buôn lậu đường nhiều ý kiến cũng cho rằng, giải pháp cơ bản, lâu dài cần phải phát triển sản xuất trong nước làm sao để giá đường thành phẩm thấp hơn giá đường nhập lậu. Trong đó, các DN sản xuất cũng cần nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất. Đặc biệt, các DN và Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ, có sự vào cuộc cụ thể, quyết liệt cùng với lực lượng chức năng trong vấn đề chống đường nhập lậu.
Đảo Lê