【lịch c2 châu âu】Kiểm tra chuyên ngành: Doanh nghiệp gặp khó trong quy định ghi nhãn hàng hóa
Thay đổi tích cực trong kiểm tra chuyên ngành vẫn còn ít so với kỳ vọng | |
Quảng Ninh: Hơn 1.200 tờ khai được trả kết quả kiểm tra chuyên ngành qua một cửa | |
Ngành Hải quan: Nỗ lực kết nối,ểmtrachuyênngànhDoanhnghiệpgặpkhótrongquyđịnhghinhãnhànghólịch c2 châu âu cải cách kiểm tra chuyên ngành |
Doanh nghiệp cho rằng thủ tục đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài mất nhiều thời gian. Ảnh: ST. |
Quy định "bất khả thi"
Tại Hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị” vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã phản ánh bất cập, vướng mắc liên quan đến việc đáp ứng quy định về thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Những vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô thuỷ sản XK cũng được ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đề cập. Theo ông Nam, trong thời gian qua, DN phản ánh thủ tục đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài đòi hỏi nhiều giấy tờ, hồ sơ khó xin được từ khách hàng, phải nộp trực tiếp tại GS1 (tổ chức mã số mã vạch quốc tế), không được làm trực tuyến nên DN mất rất nhiều thời gian. Nhiều khi không đủ hồ sơ theo yêu cầu của GS1, dẫn tới DN tốn nhiều thời gian, chi phí, thậm chí bị cơ quan Hải quan xử phạt vi phạm hành chính do không xin được giấy xác nhận của GS1.
Đại diện Vasep cho rằng, quy định về MSMV tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP là không có cơ sở pháp lý. Ngoài ra, việc cấp giấy xác nhận sử dụng MSMV nước ngoài hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế đối với công tác quản lý nhà nước… “Thủ tục cấp giấy còn thủ công do một cơ quan duy nhất thực hiện, trái với định hướng và chủ trương của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh. Quy định pháp lý của các nước khác cũng không có yêu cầu này và thực tiễn thủy sản Việt Nam XK hơn 20 năm qua chưa bị kiểm tra, xử phạt hay có vướng mắc nào về MSMV đăng ký ở nước ngoài. Rõ ràng đây là sự cản trở cho hàng hoá XK của Việt Nam”, đại diện Vasep nhấn mạnh. Theo đó, đại diện doanh nghiệp kiến nghị bỏ quy định này trong dự thảo Thông tư ghi nhãn điện tử, đồng thời sớm sửa đổi Nghị định 74/2018/NĐ-CP để huỷ bỏ quy định MSMV nước ngoài trong nghị định.
Lo lắng về những quy định trong tương lai trong Dự thảo sửa đổi, bổi sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hoá đang trong quá trình lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) cho biết, dự thảo quy định ghi tên chi tiết trên nhãn hàng hóa bao gồm cả tên, địa chỉ của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên nhãn gốc. “Quy định này là bất khả thi, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Châu Âu, châu Mỹ chỉ quy định ghi tên người giữ giấy phép sản phẩm trên nhãn gốc. Nhiều mặt hàng tại Việt Nam chỉ nhập khẩu hạn chế, ví dụ như thiết bị công nghệ cao như máy bay, thiết bị y tế... thì nhà sản xuất không thể làm riêng nhãn hàng cho Việt Nam để đáp ứng quy định của dự thảo. Nếu nhà sản xuất không đáp ứng được quy định này thì mặt hàng này không được NK vào Việt Nam”, đại diện Amcham nhấn mạnh.
Doanh nghiệp muốn "tự chịu trách nhiệm"
Kiến nghị với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về vướng mắc trong quy định ghi nhãn hàng hoá, ông Nguyễn Hồng Huy, Tiểu ban Dinh dưỡng Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, điều 8 Thông tư 05 hướng dẫn một số điều của Nghị định 43/2017/ NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa yêu cầu, nếu công bố sản phẩm không chứa chất nào đó trên nhãn hàng hoá thì chất đó phải không tồn tại, có nghĩa là hàm lượng bằng 0. “Chúng tôi đã trao đổi nhiều lần về việc quy định này không phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Đơn cử trường hợp cụ thể về axit ecolic là chất bảo quản thông dụng, hiện diện tự nhiên ở nhiều loại quả mọng như cam, chanh và trong chè, cà phê. Các sản phẩm này dù được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ (Vietgap) nhưng vẫn không được phép ghi nhãn không chứa chất bảo quản. Trong khi chúng ta đang mong muốn phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thì việc chúng ta đặt ra quy định này có thể "giết chết" ngành nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam”, ông Huy nhấn mạnh.
Do đó, đại diện Eurocham khuyến nghị nên xem xét bỏ quy định này, thay đổi theo hướng quy định DN ghi nhãn công bố không chứa chất nào đó thì phải nêu được căn cứ của việc công bố là theo quy định của nước nào, tổ chức nào.
Bên cạnh đó, đại diện Eurocham cũng phản ánh việc dán nhãn sản phẩm nước ngoài tại Việt Nam rất mất thời gian. Theo đó, một tập đoàn đa quốc gia thực hiện nhượng quyền thương hiệu sản phẩm của tập đoàn tại Việt Nam theo quy định phải đăng ký mã vạch của sản phẩm. “Mã số mã vạch của sản phẩm đã được thực hiện đăng ký quốc tế do một công ty con của Tập đoàn ở Island. Vì thế, chúng tôi phải xin giấy ủy quyền của Công ty con tại Island và phải mất 35 ngày để hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Với một DN FDI ở Việt Nam phải mất tới 35 ngày để hoàn thiện thủ tục giấy tờ ủy quyền cho sản phẩm của chính tập đoàn... Nên bớt gánh nặng thủ tục này cho DN bằng cách cho phép DN thông báo sản phẩm sử dụng mã vạch của nước ngoài, và nếu làm sai, DN phải tự chịu trách nhiệm.”, đại diện Eurocham thẳng thắn.
Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), những thay đổi tích cực trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn còn quá ít so với yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của cộng đồng DN. Những vướng mắc, bất cập về quy định, thủ tục trong quản lý, KTCN vẫn đang là rào cản, gây tốn kém thời gian và chi phí của DN. Sau gần 2 năm, số lượng văn bản về quản lý, KTCN đối với hàng hóa XK, NK tăng hơn 120 văn bản. Số lượng văn bản quá nhiều, gây khó khăn, lúng túng cho cả DN và cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng. |