Thể thao

【lich thi dau bd duc】Một cánh én không “mang” nổi mùa xuân

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Tuy “sinh sau đẻ muộn”, nhưng sau hai lần tham dự giải toàn quốc, thì b&oa lich thi dau bd duc

Tuy “sinh sau đẻ muộn”,manglich thi dau bd duc nhưng sau hai lần tham dự giải toàn quốc, thì bóng đá bãi biển của Huế một lần giành HCB (ở Nha Trang), còn một lần đứng trên bục cao nhất (ở Huế). Thứ đến là đua thuyền truyền thống. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần VI-2010 được tổ chức ở Đà Nẵng, cũng chân ướt chân ráo tham dự nhưng Thừa Thiên Huế đã có ngay 1 HCV, 1 HCB và 4 HCĐ.

Môn bi-a cũng vậy. Phong trào bi-a ở Huế không thể so sánh với Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương... nhưng tại ĐH TDTT toàn quốc 2010, cơ thủ Trần Quốc Vinh, chủ CLB Bi-a Đệ Nhất đã vượt qua “cây đa cây đề” trong làng bi-a Việt Nam là Lý Thế Vinh để giành HCB. Điều đáng nói, để có được thành tích trên, Quốc Vinh tự bỏ kinh phí để tập luyện cũng như chi phí tham dự giải.

Những gương mặt triển vọng của bộ môn vật Thừa Thiên Huế

Ở những môn thể thao nói trên, nếu có hướng đầu tư trọng điểm, phong trào đã có “thâm niên” thì việc giành HCB, HCV gần như là điều không quá ngạc nhiên. Đằng này, bi-a, đua thuyền, bóng đá bãi biển... toàn những môn “chân ướt chân ráo” mà đã gặt hái được thành công. Thật đáng khen ngợi.

2 - Thể thao phong trào mạnh là nền tảng vững chắc để phát triển thể thao đỉnh cao cả về chất và lượng. Nhưng với Huế, điều này dường như chưa đúng thực tế.

Nhìn vào số lượng VĐV Việt Nam tham dự SEA Games 26, quả thật, năm 2011, thể thao đỉnh cao Huế “hơi bị buồn” khi chỉ đóng góp duy nhất 1 VĐV, là nữ kỳ thủ Hoàng Thị Như Ý. Điều này vô hình chung dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng, sau thế hệ của Thanh Khiết, Bảo Trâm, Thuận Hóa, Đỗ Thị Bông, Nguyễn Thị Thuận... thể thao đỉnh cao Huế đang ở giai đoạn thoái trào.

Thật ra nhận định này không sai khi nhiều năm qua, những môn như karatedo, điền kinh, bơi, vật...chưa có thành tích nào đáng chú ý trên bản đồ thành tích của thể thao Quốc gia.

Tuy nhiên, trước những nhận định có phần “bất lợi” đó, ông Lê Thanh Hùng vẫn khẳng định: “từ từ khoai mới nhừ”! Cơ sở để ông Hùng tự tin như vậy bắt nguồn từ đội tuyển vật Thừa Thiên Huế.

Một buổi tập luyện của đội tuyển vật Thừa Thiên Huế

Mới được thành lập khoảng 7 năm với những VĐV tuổi đời còn non trẻ nhưng đùng một cái, tại giải vật trẻ toàn quốc, đội tuyển vật Thừa Thiên Huế vượt qua cả những “cây đa, cây đề” của làng vật Việt Nam như Hà Nội, Quân Đội, Bắc Ninh, Hà Tây (cũ)... để giành 7 HCV và đưa Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vươn lên xếp hạng nhì toàn đoàn. Tiếp đó, càng hoành tráng hơn, tại giải trẻ lứa tuổi 18-20 toàn quốc 2011, Huế lần lượt qua mặt cũng những cái tên kể trên để đứng nhất toàn đoàn. Về cá nhân, đô nữ Nguyễn Thị Diễm Quỳnh giành 2 HCĐ tại vòng loại Olympic và giải trẻ Châu Á. Trong số 33 VĐV, vật Huế có 2 VĐV Đặng Văn Phước và Phương Anh đạt danh hiệu kiện tướng, 13 VĐV cấp I.

Chỉ tính trong năm 2011, đội tuyển vật của Thừa Thiên Huế đã đem về 48 huy chương các loại, trong đó có 12 HCV. Xin nhấn mạnh, những giải mà vật Huế tham dự đều là giải trẻ, mà trẻ có nghĩa là VĐV của chúng ta vẫn còn rất nhiều cơ hội để phấn đấu, tiếp tục đem vinh quang về cho tỉnh nhà cũng như đóng góp vào thành công chung của đoàn thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực, quốc tế, anh Đinh Văn Kiên, HLV trưởng đội tuyển vật Thừa Thiên Huế nhận định.

Vì sao chỉ mới thành lập được 7 năm nhưng thành tích mà vật Huế có được lại đáng ghi nhận như vậy? Nguyên do là ngoài tố chất, các VĐV vật trẻ của Huế rất chịu thương, chịu khó. Dù điều kiện tập luyện, chế độ dinh dưỡng chưa bằng một vài tỉnh thành khác nhưng bù lại, tính cần cù, bền bỉ đã giúp các VĐV vượt qua mọi khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất. Xin dẫn ra một ví dụ, tại giải trẻ toàn quốc mới đây, hầu hết các tỉnh, thành tham dự đều khen ngợi dàn VĐV của Huế đồng đều về thể lực, mạnh về chuyên môn, có ý chí, tinh thần thi đấu cao. Ngay sau khi kết thúc giải, đoàn Quân đội liền đánh tiếng xin Huế chuyển nhượng toàn bộ dàn nữ VĐV. Nên biết, đoàn Quân đội là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc về vật, trong tay sở hữu khá nhiều VĐV nổi tiếng tầm quốc gia, quốc tế. Nói như vậy để thấy, ở môn vật, trong tương lai những VĐV trẻ đem vinh quang về cho tỉnh nhà tại đấu trường quốc gia, quốc tế không còn xa, HLV Đinh Văn Kiên tự tin cho biết.

3 – Sau cờ vua, vật là môn thể thao được kỳ vọng nhiều nhất. Dù còn non trẻ nhưng với những gì đã và đang thể hiện, vật hứa hẹn một tương lai sáng ngời. Tuy nhiên, để cạnh tranh thành tích trên đấu trường quốc gia, quốc tế với một vài địa phương khác thì liệu cờ vua và vật có gánh vác nổi trọng trách ? Đành rằng, những người làm thể thao Cố đô có định hướng, có chiến lược tập trung phát triển một số môn mũi nhọn, tránh đầu tư dàn trải. Nhưng khi số môn có thể tranh chấp huy chương cũng như giúp thể thao Huế thay đổi vị trí trên bản đồ thành tích quốc gia quá ít thì khác nào cánh én phải “gánh” cả một mùa xuân!

Hàn Đăng

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap