Được biết,áthiệnnhiềutrẻdươngtínhvớisánlợnChưaxácđịnhđượcchínhxácnguồnlâlịch thi đấu câu lạc bộ arsenal sự việc trên xảy ra sau khi một số phụ huynh trong trường đã đăng video ghi lại món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại Trường mầm non Thanh Khương, Bắc Ninh.
Phụ huynh đang cho trẻ đi xét nghiệm sán lá gan sáng 15/3. Ảnh: Lê Phương |
Kỳ tích chia đôi lá gan hiến tạng để cứu sống hai bệnh nhân (HQ Online) - Ngày 15/3/2019, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức họp báo công bố lần đầu tiên tại Việt Nam, các y, ... |
Cụ thể, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có 44/230 cháu bé dương tính với sán lợn, chiếm 25% và tại Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương, có 13/134 cháu có kết quả dương tính.
Trả lời báo chí về mức độ nguy hiểm của bệnh, GS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong số 173 cháu bé này có những cháu bị rối loạn tiêu hóa và đã được tư vấn, nhập viện. Những trường hợp dương tính với sán lợn cần phải làm thêm các xét nghiệm.
GS. Kính cũng cho biết, với sán lợn, việc tiêu diệt trứng trong đường ruột mất hai tuần. “Chúng tôi đã có danh sách điện thoại của gia đình các cháu bé và sẽ điện thoại tư vấn để các cháu quay lại điều trị. Sau 15 này sẽ làm xét nghiệm lại”, GS. Kính cho hay.
Còn tại Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và công trùng trung ương, ông Nguyễn Quang Thiều, Phó Viện trưởng, cho biết, ngày 15/3, Viện tiếp nhận khám và xét nghiệm cho 135 cháu bé (sinh năm 2010 đến 2017) tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Trong đó, bằng xét nghiệm kháng thể, có 13 trường hợp dương tính với sán lợn. “Những trường hợp này cần phải làm thêm xét nghiệm kháng nguyên để tìm sự lưu hành của ấu trùng sán lợn trong cơ thể hay không”, ông Thiều cho hay.
Trước sự hoang mang của người dân huyện Thuận Thành, Bắc Ninh về nguồn lây bệnh, GS. Nguyễn Văn Kính cho biết, ký sinh trùng sán lợn nằm trong đất, nước và có thể trong thực phẩm nên có nhiều nguồn lây, có thể ngoài môi trường nên không phỏng đoán được. Do đó, hiện tại vẫn chưa thể khẳng định về nguồn lây từ thực phẩm bẩn, cụ thể là từ thịt lợn có sán lợn như phản ánh vừa qua mà cần căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan chức năng.
Theo GS Kính, tỷ lệ số ca dương tính sán lợn hôm nay là không cao và khi có kết quả làm những xét nghiệm về kháng nguyên, BV sẽ có sự kết hợp với Bắc Ninh để điều tra môi trường ở địa phương xem có mầm bệnh trong môi trường đất, nước hay không để cải thiện môi trường.
“Trước mắt, các phụ huynh hoàn toàn bình tĩnh vì kết quả cho thấy các cháu có dương tính với sán lợn không cấp tính, không ảnh hưởng đến tính mạng. Các cháu có thể điều trị trong khoảng 15 ngày là dứt điểm. Đây cũng không phải là bệnh nguy hiểm, và hoàn toàn chữa được nên người dân không nên quá hoang mang”, GS. Kính nói.
Vị chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm cũng cho hay, với loại bệnh này, nếu nhiễm trong thời gian dài dẫn đến rối loạn tiêu hoá, đau bụng, chúng ăn những phần dinh dưỡng của cơ thể nên dẫn tới cơ thể thiếu dinh dưỡng. "Điều trị bệnh sán lợn đã có phác đồ của Bộ Y tế nên các bậc phụ huynh nên yên tâm, tin tưởng vào các bác sĩ để điều trị cho con em mình", GS Kính khuyến csao.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng nguồn lây từ thực phẩm thịt lợn có sán, ông Thiều cho biết "nếu ăn thịt lợn mà có sán và chưa được nấu chín (khoảng 60-70 độ C ấu trùng sán đã chết - PV) thì đương nhiên là nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tùy mỗi người có sức đề kháng khác nhau mà dẫn tới việc mắc bệnh hay không. Có những trường hợp chỉ ăn một lần có trứng sán lợn là có thể nhiễm bệnh.
"Những trường hợp dương tính hôm nay, hiện vẫn đang phải chờ thêm các xét nghiệm kháng nguyên. Nếu thấy ấu trùng sán lợn sẽ phải điều trị. Hiện Bộ Y tế có phác đồ và có thuốc đặc trị, tùy cơ thể từng cháu sẽ có những đáp ứng bao nhiêu đợt điều trị", ông Thiều thông tin.